Chỉ dẫn đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc đáp ứng quy định Lệnh 248

      Nhằm thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị tại Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 21/9/2021 về việc giao các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có các hoạt động đánh giá tác động, phổ biến, hướng dẫn các địa phương, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp thực hiện, đáp ứng các thủ tục, quy định đối với quản lý chất lượng nông sản nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc tại Lệnh 248 và Lệnh 249 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

      Để có thể thực hiện hiệu quả theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam (gọi tắt là Văn phòng SPS Việt Nam) đã ban hành công văn số 101/SPS-BNNPTNT ngày 19 tháng 4 năm 2022 về chỉ dẫn doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đăng ký xuất khẩu vào Trung Quốc trên “Hệ thống quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất nước ngoài nhập khẩu thực phẩm” (gọi tắt là “Hệ thống đăng ký”) tại đường link trực tuyến trên website https://singlewindow.cn. Cụ thể như sau:

      1. Phạm vi áp dụng:

  • Loại sản phẩm: sản phẩm làm thực phẩm;
  • Loại hình doanh nghiệp: đơn vị sản xuất, chế biến và bảo quản (kho thường, kho lạnh) thực phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc (không bao gồm doanh nghiệp sản xuất, chế biến, bảo quản phụ gia thực phẩm và các sản phẩm liên quan đến thực phẩm).

PP – Doanh nghiệp sản xuất/chế biến;

CS – Doanh nghiệp kho lạnh;

DS – Doanh nghiệp kho thường.

      2. Phạm vi đăng ký và Cơ quan thẩm quyền đăng ký của Việt Nam:

      Có 5 nhóm sản phẩm thực phẩm thuộc danh mục 18 loại thuộc thẩm quyền đăng ký của cơ quan chức năng Việt Nam (Thẩm quyền quản lý an toàn thực phẩm của các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam căn cứ theo quy định tại phụ lục II, III và IV của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ và điều 23 của Nghị định này).

 

Nhóm sản phẩm thực phẩm thuộc danh mục 18 loại thuộc thẩm quyền đăng ký của cơ quan chức năng Việt Nam.

      Đối với doanh nghiệp sản xuất thực phẩm không thuộc nhóm 18 mặt hàng đã nêu ở trên của công văn này thì trực tiếp đăng ký hoặc ủy quyền cho đại lý thực hiện đăng ký theo quy định tại điều 9 của Lệnh 248 Tổng cục Hải quan Trung Quốc trực tuyến trên website https://singlewindow.cn.

      3. Doanh nghiệp thương mại hoặc đại lý xuất khẩu thực phẩm:

      Trường hợp doanh nghiệp thương mại hoặc đại lý xuất khẩu thực phẩm thì không cần đăng ký theo quy định tại Lệnh 248 mà sẽ trực tiếp cung cấp thông tin đăng ký qua hệ thống quản lý hồ sơ và nộp đơn đăng ký tại website http://ire.customs.gov.cn/.

      Sau khi gửi thông tin, doanh nghiệp sẽ nhận được số series do hệ thống quản lý hồ sơ cung cấp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng số series này để kiểm tra quy trình nộp hồ sơ đăng ký và sửa đổi thông tin nộp hồ sơ đăng ký.

      Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ lưu hồ sơ của các doanh nghiệp thương mại hoặc đại lý xuất khẩu và công bố danh sách (gồm thông tin sau: hoạt động kinh doanh, tên doanh nghiệp thương mại hoặc đại lý xuất khẩu, quốc gia hoặc khu vực) trên website của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Hệ thống quản lý hồ sơ và đơn đăng ký trực tuyến dành cho doanh nghiệp thương mại hoặc đại lý xuất khẩu thực phẩm.

      4. Phương thức đăng ký tài khoản và hồ sơ:

      a. Tài khoản.

Doanh nghiệp tự đăng ký tài khoản

Đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp tài khoản

Các doanh nghiệp nhiều nhóm sản phẩm, thuộc và không thuộc 18 nhóm mặt hàng đã nêu tại mục 1

  • Bước 1: Thực hiện mở tài khoản trên hệ thống https://singlewindow.cn;
  • Bước 2: Gửi đề nghị cơ qun chức năng có thẩm quyền quản lý xác nhận tài khoản;
  • Bước 3: Sau khi tài khoản được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền là hoàn thành việc đăng ký tài khoản.
  • Doanh nghiệp gửi đề nghị tới cơ quan có thẩm quyền (theo hướng dẫn chi tiết của cơ quan quản lý trực tiếp, xem trong các phụ lục kèm theo);
  • Tài khoản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp không phải thực hiện bước xác nhận tài khoản như trường hợp doanh nghiệp tự đăng ký tài khoản.
  • Khuyến nghị tài khoản doanh nghiệp nên được cấp bởi cơ quan chức năng quản lý có thẩm quyền ngay từ đầu.
 

      b.Sản phẩm đăng ký xuất khẩu.

      Doanh nghiệp thực hiện các thao tác đăng ký sản phẩm xuất khẩu sau khi đăng ký tài khoản thành công (hướng dẫn có thể tham khảo bản gốc trên hệ thống trực tuyến và tài liệu hướng dẫn dành cho doanh nghiệp tại phụ lục 3 kèm theo).

      Lưu ý: để phân loại hồ sơ đăng ký xuất khẩu, doanh nghiệp cần xác định mã Hs Code của sản phẩm đăng ký xuất khẩu, có thể tra cứu trên tính năng “Product type query” để biết phân loại hồ sơ đối với mặt hàng dự kiến đăng ký xuất khẩu. Đối với sản phẩm được ghi chú “Yes” đối với yêu cầu “Official recommendation”, hồ sơ cần phải đăng ký thông qua Cơ quan có thẩm quyền nước (khu vực).

      c. Hoàn thiện hồ sơ trên hệ thống đăng ký online.

      Yêu cầu này chỉ áp dụng đối với Doanh nghiệp đã được cấp mã (theo hồ sơ đăng ký nhanh tại thời điểm trước ngày 31/10/2021) phải liên hệ cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lý để hoàn thiện hồ sơ đáp ứng quy định của Lệnh 248 trước thời điểm 30/06/2023, trước đó đã đăng ký nhanh tại cơ quan nào thì liên hệ theo cơ quan đó để được hướng dẫn thủ tục.

      Trường hợp đăng ký online trên hệ thống đăng ký https://singlewindow.cn, từ ngày 01/01/2022 thì hồ sơ đã được thực hiện theo quy định tại điều 8 của Lệnh 248 nên không phải thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ như trường hợp đăng ký nhanh.

      5. Tra cứu thông tin và tài liệu hướng dẫn: theo tài liệu đính kèm.

      6. Xử lý vướng mắc:

      Trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp liên hệ trực tiếp các đầu mối đăng ký của Cơ quan chức năng có thẩm quyền để được xử lý giải quyết thắc mắc về tài khoản; hồ sơ đăng ký sản phẩm xuất khẩu và các vướng mắc khác liên quan đến sản phẩm xuất khẩu thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan này.

      Cơ quan đầu mối giải đáp thông tin chung về quy định của Lệnh 248 & Lệnh 249 là văn phòng SPS Việt Nam tại Tòa nhà A3, số 10 đường Nguyễn Công Hoan, Hà Nội, Việt Nam, điện thoại: 024.3734.4764, Email: [email protected])

Tài liệu tham khảo:

261cbttnssps

cv101spsbnnptntngay190420221

Trương Thị Kim Ngân

Tin Tức Liên Quan

Tập huấn “Tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng” – Chuyên đề 2: Tiêu chuẩn thực phẩm xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng

10-10-2022
Cũng trong ngày 6 tháng 10 năm 2022, chương trình tập huấn “Tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng”, chia sẻ nội dung “ Tiêu chuẩn thực phẩm xuất khẩu vào các thị trườn

Kỹ thuật chăm sóc lươn bệnh

20-06-2019
Tuy lươn là đối tượng dễ nuôi, nhưng hầu hết giống đều đánh bắt từ thiên nhiên chưa được thuần hoá, do vậy khi nuôi lươn bà con nông dân cần áp dụng các giải pháp phòng bệnh ngay từ khi thả giống

Văn Bản Pháp Luật

Đơn Vị Hỗ Trợ

Chợ phiên nông sản an toàn

Đảng Đoàn Thể

Thống Kê

Đang Hoạt Động : 13

Hôm Nay : 155

Hôm Qua : 146

Số Lượt Truy Cập : 8151

Thiết bị thể dục ngoài trời
Thiết bị tập thể dục ngoài trời
Dụng cụ thể dục ngoài trời
Dụng cụ tập thể dục ngoài trời
thiết bị thể thao công viên
thiết bị thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể thao công viên
dụng cụ thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể dục công viên
ghế sắt công viên
dụng cụ thể dục công viên
thể thao công viên
thể dục công viên
dụng cụ thể thao
dụng cụ thể dục
cầu bập bênh cho trẻ
dụng cụ ghế ngồi công viên
dụng cụ the thao công viên giá rẻ
dụng cụ tập thể thao ngoài công viên
thiết bị tập thể thao ngoài công viên