1. Đăng ký chứng nhận VietGAP
Cơ sở sản xuất/ sơ chế rau, quả tươi đáp ứng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt nếu có nhu cầu đăng ký chứng nhận VietGAP tại Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp, gửi hồ sơ đăng ký chứng nhận về Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp. Hồ sơ gồm có:
- Giấy đăng ký chứng nhận VietGAP theo biểu mẫu TT-TTCN_BM01. Trong trường hợp cơ sở sản xuất/ sơ chế đăng ký chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên thì cần gửi kèm theo danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất, .....);
- Phân lô khu vực sản xuất, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;
- Hồ sơ tập huấn người lao động theo quy định (giấy chứng nhận đã tập huấn sản xuất rau an toàn; danh sách có xác nhận của cơ quan tập huấn, hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành trồng trọt/ bảo vệ thực vật);
- Kết quả đánh giá nội bộ (kèm báo cáo), trong đó phải thực hiện đánh giá theo Biểu mẫu:
+ Sản xuất: TT-TTCN_BM05_sx
+ Sơ chế: TT-TTCN_BM05_sc
- Đối với cơ sở có nhiều thành viên: phải kèm hồ sơ chứng minh về tổ chức; cách thức tổ chức sản xuất; hệ thống quản lý.
2. Xử lý hồ sơ
Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp xem xét hồ sơ, hướng dẫn bằng văn bản cho cơ sở bổ sung hồ sơ còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.
3. Thoả thuận ký hợp đồng
Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp thoả thuận, ký hợp đồng chứng nhận VietGAP với cơ sở sản xuất/ sơ chế.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ
Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp - Phòng Chứng nhận GAP
Số 186 Nguyễn Văn Thủ, P.ĐaKao, Q.1,Tp.Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 38 229 427- 38 229 431
Đang Hoạt Động : 49
Hôm Nay : 8
Hôm Qua : 65
Số Lượt Truy Cập : 4199