Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

      Sáng 2/11, trên cơ sở đề nghị của Chính phủ theo Tờ trình số 373/TTr-CP, căn cứ Hiến pháp năm 2013 và Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình Quốc hội xem xét, quyết định phê chuẩn Hiệp định CPTPP cùng các văn kiện liên quan trong kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV vừa qua.

      Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, việc tham gia và sớm phê chuẩn CPTPP giúp Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ với đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; khẳng định vai trò và vị thế địa lý - chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, cũng như châu Á - Thái Bình Dương. Tuy các nước đã quyết định hoãn một số nhóm nghĩa vụ được coi là có mức độ cam kết cao nhưng tổng thể hiệp định này vẫn được đánh giá là một FTA (Hiệp định thương mại tự do khu vực  ASEAN: ASEAN Free Trade Area) chất lượng cao, toàn diện với mức độ cam kết sâu rộng nhất từ trước tới nay.

      Sau khi Hoa Kỳ chính thức rút khỏi TPP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement), 11 nước còn lại gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam đã được Nhật Bản tiếp tục thúc đẩy và đạt được thỏa thuận về tên gọi mới của Hiệp định TPP trước đây là Hiệp định CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương: Comprehensive and Progressive Agreement for Trans - Pacific Parnership). Hiệp định này về cơ bản giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số ít các nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng trong bối cảnh mới.

      Cũng như TPP, CPTPP được coi là một hiệp định thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao, không chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại, mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước… Đây là hiệp định thương mại tự do lớn nhất từ trước đến nay.

      Mặc dù Hoa Kỳ từ chối không tham gia theo quyết định của tổng thống Mỹ nhưng Hiệp định CPTPP vẫn được xúc tiến và kết thúc đàm phán trong thời gian gần đây. Dự kiến, Hiệp định sẽ đem lại lợi ích cụ thể cho tất cả các nước tham gia.

      Chúng ta cũng trông đợi ở Hiệp định này các khía cạnh:

      Về chính trị - đối ngoại, trong bối cảnh tình hình chính trị, an ninh thế giới và khu vực đang thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường, CPTPP mới sẽ là tập hợp có ý nghĩa của các nước trong khu vực, có khả năng đem lại các lợi ích và lợi thế thiết thực, từ đó tác động để các nước thúc đẩy xu hướng hợp tác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tham gia CPTPP vừa giúp ta có điều kiện nâng cao nội lực để ứng phó, vừa giúp củng cố vị thế để thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hóa đi đôi với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh.

      Về kinh tế, việc tham gia CPTPP về tổng thể là có lợi cho Việt Nam. Về lâu dài, hiệp định sẽ góp phần vào việc giúp ta cải cách thể chế trong nước, tạo môi trường đầu tư - kinh doanh thông thoáng. Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn các nước thành viên cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển.

      Hiệp định này đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ. Riêng về mở cửa thị trường, các nước tham gia Hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước; từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp và lợi ích mới cho người tiêu dùng của các nước thành viên, trong đó có Việt Nam.

      Chính phủ cũng đánh giá CPTPP sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo.

      Ngoài các nội dung chính thức trên, cũng như với Hiệp định TPP trước đây, các nước dự kiến cũng ký một số Thư trao đổi về liên quan đến các nội dung thuộc quan tâm riêng của mỗi nước khi Hiệp định CPTPP được ký chính thức.

      Đối với Việt Nam, ngoài thuận lợi, tham gia CPTPP cũng đặt ra những thách thức về kinh tế - xã hội, thu ngân sách, hoàn thiện khung khổ pháp luật, thể chế… Đặc biệt, việc mở cửa các hoạt động kinh tế, đi kèm với quy định về lao động, minh bạch hoá, chống tham nhũng… đòi hỏi Việt Nam chủ động, nỗ lực đổi mới, tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật, thiết lập các cơ chế quản lý để phù hợp với điều ước quốc tế và quy ước của hiệp định đồng thời phải đảm bảo sự vững chắc ổn định chính trị - xã hội.

      Xét theo mặt hàng, thịt bò, sữa bò, thịt heo, thịt gà là những mặt hàng gặp phải sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu do sức cạnh tranh còn yếu.

      Cạnh tranh tăng lên khi tham gia CPTPP cũng có thể làm cho một số doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động sẽ xảy ra.

      Thách thức trong an ninh thông tin thể hiện ở chỗ trong và sau lộ trình 5 năm, Việt Nam phải có biện pháp thực thi các cam kết của CPTPP về Luật An ninh mạng, cũng như một số văn bản pháp luật khác liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc lưu chuyển thông tin.

      Trong lĩnh vực lao động, Chính phủ đánh giá thách thức trong lĩnh vực lao động liên quan đến việc sửa đổi luật pháp về quyền thành lập tổ chức của người lao động tại DN và sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo hoạt động của các tổ chức này tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam, phù hợp với nguyên tắc "tuân thủ pháp luật của nước sở tại" đã nêu trong Công ước 87 của ILO (Hội nghị quốc tế về lao động lần 86 năm 1998) về tự do liên kết và thoả ước tập thể. Tuy nhiên, việc tham gia CPTPP với thị trường rộng mở hơn cũng sẽ khiến Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức.

      Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết tuy sẽ làm giảm thu ngân sách, song sẽ không tác động đột ngột do có đến 7/10 nước đã tham gia FTA với Việt Nam từ trước. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ có nhiều cơ hội phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có thể đóng góp nhiều hơn vào ngân sách thông qua các khoản thu thuế nội địa như thuế thu nhập doanh nghiệp...

      Hiệp định CPTPP sẽ có hiệu lực vào ngày 30/12 do đã có 6 nước chính thức thông qua gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Lãnh đạo 10/12 nước thành viên tham gia TPP (2010) (ảnh: Wikipedia)

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Hội nghị ký kết Hiệp định CPTPP (2018) (ảnh: Xuân Ngọc)

Nguyễn Văn Đức Tiến

Tin Tức Liên Quan

Sức sống làng nghề truyền thống

12-01-2022
Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh có gần hai mươi làng nghề truyền thống, phần lớn tập trung ở các quận, huyện vùng ven. Các làng nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh có bề dày lịch sử từ 50 đến 100 năm, trong đ

Văn Bản Pháp Luật

Đơn Vị Hỗ Trợ

Chợ phiên nông sản an toàn

Đảng Đoàn Thể

Thống Kê

Đang Hoạt Động : 19

Hôm Nay : 145

Hôm Qua : 102

Số Lượt Truy Cập : 7995

Thiết bị thể dục ngoài trời
Thiết bị tập thể dục ngoài trời
Dụng cụ thể dục ngoài trời
Dụng cụ tập thể dục ngoài trời
thiết bị thể thao công viên
thiết bị thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể thao công viên
dụng cụ thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể dục công viên
ghế sắt công viên
dụng cụ thể dục công viên
thể thao công viên
thể dục công viên
dụng cụ thể thao
dụng cụ thể dục
cầu bập bênh cho trẻ
dụng cụ ghế ngồi công viên
dụng cụ the thao công viên giá rẻ
dụng cụ tập thể thao ngoài công viên
thiết bị tập thể thao ngoài công viên