Thông tin kết quả đoàn công tác Phi-lip-pin về mở cửa thị trường và kết nối doanh nghiệp để xuất khẩu nông sản

      Căn cứ Công văn số 463/CBTTNS-CN ngày 04 tháng 5 năm 2019 của Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản về việc thông tin kết quả đoàn công tác Phi-lip-pin về mở cửa thị trường và kết nối doanh nghiệp để xuất khẩu nông sản; Ngày 20-23/3/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Đoàn công tác do Thứ trưởng Trần Thành Nam làm Trưởng đoàn sang làm việc với Hai Bộ của Phi-lip-pin (Bộ Nông nghiệp và Bộ Thương mại và Công nghiệp); phối hợp tổ chức Diễn đàn kết nối doanh nghiệp nông sản hai nước tại Ma-ni-la, Phi-lip-pin nhằm mở cửa thị trường và kết nối doanh nghiệp để xuất khẩu nông sản. Từ kết quả của Đoàn công tác nhận thấy việc thúc đẩy xuất khẩu gạo và một số nông sản Việt Nam vào thị trường Phi-lip-pin trong thời gian tới có rất nhiều triển vọng;

      Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố thông tin cho các doanh nghiệp đang tham gia hoặc quan tâm tới xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản vào thị trường Phi-lip-pin biết để chủ động kết nối với doanh nghiệp bạn và giao thương đạt được kết quả tốt nhất.

  1. Về thị trường nông sản của Phi-lip-pin:
  • Phi-lip-pin có dân số đông (109 triệu người năm 2019), nền kinh tế đang tăng trưởng tốt và đang có sự gia tăng mạnh tầng lớp trung lưu. Do khó khăn về điều kiện tự nhiên (mưa bão nhiều, diện tích gieo trồng thấp), hệ thống hạ tầng nông nghiệp không phát triển,… vì vậy việc sản xuất lúa gạo, rau củ quả và các sản phẩm chăn nuôi của Phi-lip-pin khó đáp ứng đủ cho tiêu dùng trong nước.
  • Thực tế, hàng năm nhu cầu nhập khẩu hàng nông thủy sản và thực phẩm chế biến của Phi-lip-pin là khoảng 6 tỷ USD, trong đó: mặt hàng thực phẩm chế biến là hơn 3,0 tỷ USD, chiếm trên 50%; mặt hàng thực phẩm chưa chế biến (bao gồm mặt hàng gạo) là 2,5 tỷ USD, chiếm khoảng 40%; mặt hàng thủy hải sản chiếm khoảng 10%.
  • Đối với rau củ quả, năm 2018 Phi-lip-pin nhập khẩu khoảng 871 triệu USD (tăng 15,9% so với năm 2017), trong đó: các loại nhập khẩu nhiều là táo, nho, quýt, đào, cam, chanh, kiwi, hồng, vải, nhãn,… (đối với quả tươi); cà chua, hành, tỏi, ớt,… (đối với rau củ). Nguồn nhập rất phong phú: Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, New Zealand, Úc,…
  • Đối với các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, năm 2018 Phi-lip-pin nhập khẩu khoảng 1,2 tỷ USD, trong đó: thịt lợn 392,1 ngàn tấn, thịt gà 288,2 ngàn tấn,… Nguồn nhập chủ yếu từ Mỹ, EU, Úc,…
  • Ngoài ra, Phi-lip-pin nhập thường xuyên khoảng 2,7 triệu tấn sữa tươi quy đổi/năm và một lượng lớn trứng gia cầm
  1. Về doanh nghiệp nhập khẩu, tiêu thụ nông sản:
  • Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Phi-lip-pin trong thời gian qua có nhiều lợi thế do hai Chính phủ đã ký kết bản Nghị định thư về thương mại gạo (gọi tắt là MOA về thương mại gạo). Vưà qua MOA về thương mại gạo đã được ký gia hạn đến hết ngày 31/12/2020. Tuy nhiên, ngày 14 tháng 02 năm 2019, Tổng thống Phi-lip-pin ký ban hành Luật tự do hóa xuất nhập khẩu và thương mại gạo (ký hiệu R11203) và có hiệu lực kể từ tháng 4 năm nay.
  • Diễn đàn kết nối doanh nghiệp nông sản hai nước đã thu hút hơn 70 doanh nghiệp nhập khẩu phía bạn tham gia. Tại diễn đàn, các doanh nghiệp Phi-lip-pin cho biết sẽ sẵn sàng trực tiếp nhập khẩu mặt hàng gạo khi Đạo luật RA 11203 có hiệu lực; tăng cường nhập khẩu các mặt hàng thủy hải sản (cá tra, tôm,…); có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm rau củ quả (nhãn, vải, bưởi, chanh, thanh long,…) và các sản phẩm chăn nuôi (thịt gà, trứng, sữa và sản phẩm sữa) từ Việt Nam.
  1. Về mở cửa thị trường sản phẩm nông sản:
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Phi-lip-pin đã thiết lập cơ chế họp định kỳ Ủy ban hợp tác nông nghiệp Việt Nam -  Phi-lip-pin (kỳ họp lần thứ 3 dự kiến tổ chức vào tháng 5 năm 2019). Trên cơ sở đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phía Phi-lip-pin đã thống nhất tại kỳ họp này hai Bộ sẽ có chương trình phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu nông sản để đạt được lợi ích chung; xem xét khởi động các thủ tục để mở cửa thị trường cho các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi tiềm năng khi doanh nghiệp hai nước có nhu cầu.
  • Để xuất khẩu chính ngạch, rất cần có sự kết nối doanh nghiệp hai nước và có đề xuất từ các doanh nghiệp để các cơ quan chuyên môn hai Bộ triển khai thủ tục mở cửa thị trường cho các sản phẩm cụ thể: nhãn, vải, thanh long, chanh, mít, bưởi, hành tỏi khô (sản phẩm trồng trọt); thịt gia cầm, trứng,… (sản phẩm chăn nuôi).

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội

Ngô Phạm Phương Chi

Tin Tức Liên Quan

Xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ

12-09-2019
Để có định hướng, mục tiêu phát triển sản xuất hữu cơ, thương mại sản phẩm cũng như các giải pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Đề án “Phát triển nông nghiệp hữu cơ gia

Văn Bản Pháp Luật

Đơn Vị Hỗ Trợ

Chợ phiên nông sản an toàn

Đảng Đoàn Thể

Thống Kê

Đang Hoạt Động : 5

Hôm Nay : 12

Hôm Qua : 35

Số Lượt Truy Cập : 7669

Thiết bị thể dục ngoài trời
Thiết bị tập thể dục ngoài trời
Dụng cụ thể dục ngoài trời
Dụng cụ tập thể dục ngoài trời
thiết bị thể thao công viên
thiết bị thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể thao công viên
dụng cụ thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể dục công viên
ghế sắt công viên
dụng cụ thể dục công viên
thể thao công viên
thể dục công viên
dụng cụ thể thao
dụng cụ thể dục
cầu bập bênh cho trẻ
dụng cụ ghế ngồi công viên
dụng cụ the thao công viên giá rẻ
dụng cụ tập thể thao ngoài công viên
thiết bị tập thể thao ngoài công viên