Cải thiện môi trường kinh doanh thông qua cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật

      Năng lực cạnh tranh quốc gia có mối tương quan mật thiết với môi trường kinh doanh. Nền kinh tế có phát triển bền vững hay không phụ thuộc nhiều vào năng lực cạnh tranh quốc gia, cũng như mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh. Thời gian qua, năng lực canh tranh của Việt Nam đã có nhiều sự cải thiện nhưng còn ở thứ hạng thấp, đứng thứ 5 hoặc thứ 6 trong ASEAN. Do đó, đòi hỏi Chính phủ phải tiếp tục nỗ lực cải cách mạnh mẽ để đạt mục tiêu trong nhóm 4 nước đứng đầu ASEAN.

      Với mục tiêu lấy doanh nghiệp, người dân làm trung tâm trong phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ ban hành các nghị định cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm thúc đẩy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tham gia hoạt động kinh doanh; giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người dân trong việc tuân thủ các quy định pháp luật (chỉ số B1);

      Chi phí tuân thủ pháp luật được hiểu là các chi phí mà doanh nghiệp, người dân phải gánh chịu trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật. Chi phí tuân thủ pháp luật cao sẽ gây tốn kém cho doanh nghiệp, cản trở các doanh nghiệp đầu tư, hạn chế năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cản trở phát triển kinh tế - xã hội. Chi phí tuân thủ pháp luật bao gồm:

      (1) Chi phí hành chính: chi phí về nhân công và thời gian mà doanh nghiệp, người dân phải gánh chịu để thực hiện các yêu cầu của pháp luật, bao gồm thực hiện thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước và các nghĩa vụ khác (ví dụ, lưu giữ thông tin hoặc cung cấp thông tin cho khách hàng, người tiêu dùng…).

      (2) Chi phí đầu tư để tuân thủ quy định: chi phí mà doanh nghiệp, người dân phải đầu tư về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, nhân công, đào tạo,… để đáp ứng các yêu cầu theo quy định pháp luật.

      (3) Phí, lệ phí: các khoản phí, lệ phí chính thức mà doanh nghiệp, người dân phải nộp trong quá trình thực hiện các thủ tục có liên quan.

      (4) Chi phí rủi ro pháp lý (nếu có): chi phí tăng thêm, thiệt hại hoặc mất cơ hội kinh doanh mà doanh nghiệp, người dân phải gánh chịu do chất lượng kém của quy định pháp luật dẫn đến bị xử phạt hoặc chậm chễ trong giải quyết thủ tục.

      (5) Chi phí không chính thức: Các khoản trả thêm hoặc “lót tay” liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng dịch vụ công cộng (ví dụ: điện thoại, điện năng), trả thuế, …  hoặc để được nhận các hợp đồng, giấy phép trong lĩnh vực công hoặc để có được các quyết định thuận lợi.

      Đánh giá nhận định về tình hình thực hiện tuân thủ pháp luật, ở Hội nghị “Cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật để cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia” được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2020, chuyên gia đưa ra nhiều nhận định về những tồn tại trong quá trình thực hiện cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật. Theo chuyên gia, bên cạnh những nguyên nhân từ phía chính phủ như mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước chưa đồng bộ, quy định ở một số văn bản quy phạm pháp luật còn bất cập chưa phù hợp, còn có những nguyên xuất phát từ người dân và doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoặc người dân trong quá trình thực thi pháp luật, chưa chủ động phản ánh vướng mắc gặp phải, chưa phối hợp tốt với chính quyền trong phản ánh, kiến nghị hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức; một số doanh nghiệp mang tâm lý nôn nóng, muốn giải quyết việc nhanh dẫn đến tiêu cực trong thi hành pháp luật của cán bộ, công chức.

      Do vậy, trong thời gian tới, bên cạnh việc cắt giảm các thủ tục hành chính, tăng cường minh bạch, thì Doanh nghiệp cần chủ động tham gia với chính quyền phản ánh các vướng mắc, bất cập trong thi hành pháp luật; cũng như Hiệp hội doanh nghiệp phát huy tiếng nói của Hiệp hội trước các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, hội viên để góp phần năng cao hiệu quả chỉ số tuân thủ pháp luật.

NTTH

Tài liệu tham khảo:

      Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021

      Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020

      Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ ban hành chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025

      Quyết định 1246/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.

      Công văn số 1083/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn nâng xếp hạng chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật (chỉ số B1)

      Các Tham luận của các đơn vị báo cáo tạo ở  Hội nghị “Cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật để cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia” tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 30/10/2020.

Hình ảnh minh họa bài viết

Toàn cảnh hội nghị

Tin Tức Liên Quan

Văn Bản Pháp Luật

Đơn Vị Hỗ Trợ

Chợ phiên nông sản an toàn

Đảng Đoàn Thể

Thống Kê

Đang Hoạt Động : 27

Hôm Nay : 706

Hôm Qua : 54

Số Lượt Truy Cập : 5485

Thiết bị thể dục ngoài trời
Thiết bị tập thể dục ngoài trời
Dụng cụ thể dục ngoài trời
Dụng cụ tập thể dục ngoài trời
thiết bị thể thao công viên
thiết bị thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể thao công viên
dụng cụ thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể dục công viên
ghế sắt công viên
dụng cụ thể dục công viên
thể thao công viên
thể dục công viên
dụng cụ thể thao
dụng cụ thể dục
cầu bập bênh cho trẻ
dụng cụ ghế ngồi công viên
dụng cụ the thao công viên giá rẻ
dụng cụ tập thể thao ngoài công viên
thiết bị tập thể thao ngoài công viên