Chiều ngày 17 tháng 03 năm 2022 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ tổ chức chương trình hội thảo với chủ đề “Ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn TP.HCM năm 2022” tại Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương trình có sự tham dự của hơn 200 đại biểu đến từ các cơ quan chuyên môn của Sở, các phòng ban liên quan của huyện Cần Giờ, và các hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng, kinh doanh thủy hải sản trên địa bàn huyện.
Ông Đinh Minh Hiệp – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ông Phạm Lâm Chính Văn – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông.
Chia sẻ tại chương trình, Ông Phạm Lâm Chính Văn – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông cho hay: Các yếu tố quyết định sự thành công của nghề nuôi tôm nước lợ thâm canh và siêu thâm canh, đó chính là con giống, thức ăn cho tôm nuôi, quản lý môi trường ao nuôi – quản lý dịch bệnh, quản lý trang trại nuôi tôm. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi tôm luôn có những bất cập về việc xử lý nước thải và quản lý môi trường ao nuôi dẫn đến dịch bệnh xảy ra là điều không tránh khỏi. Nhưng với bể nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao với thiết kế bể nổi, nhà kính, lưới, hệ thống siêu bọt khí, máy cho ăn tự động và thông minh sẽ khắc phục được nhược điểm thường gặp của thu gom xử lý chất thải, cũng như có khả năng kiểm soát môi trường, quản lý cho ăn hiệu quả trên ứng dụng điện thoại thông minh, góp phần nâng cao năng suất, xử lý những sự cố kịp thời thông qua hệ thống báo động trên ứng dụng.
Tại chương trình, các hộ sản xuất, nuôi trồng thủy sản đã có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu rõ hơn về những công nghệ mới, đặc biệt là chuyển đổi số ứng dụng trong nuôi tôm, cụ thể như:
1. Công nghệ cao ứng dụng trong nuôi tôm, các đơn vị tham dự được giới thiệu thêm về 02 công nghệ tiêu biểu:
Vách PE ao nuôi
- Hệ thống lắp đặt bể nuôi bằng PE của Công ty Nhựa Tiền Phong với những đặc tính ưu việt như không làm gió ảnh hưởng đến bạt, không làm bạt chui qua lỗ, có thể hỗ trợ xây dựng bể ao với diện tích tối đa 1.600 m2 .
- Các chế phẩm sinh học – Enzymes & Probiotics bổ sung vào thức ăn và môi trường nước ao của Viện Khoa học sức khỏe động vật và Môi trường với ưu điểm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch đối với vật nuôi thủy sản, tăng hiệu suất tiêu hóa giúp vật nuôi sinh trưởng tốt. Bên cạnh đó, Công ty sản xuất công nghệ mới Việt Nam Ambio cũng cung cấp thêm một số chế phẩm sinh học để kiểm soát môi trường ao nuôi và giảm dịch bệnh như: kiểm soát khuẩn độc vibrio spp. trong ao nuôi; giải pháp cân bằng, ổn định chất lượng nước ao cho tôm phát triển nhanh; giải pháp xử lý đáy ao; giải pháp cắt tảo lam; và một số giải pháp khác;….
Chế phẩm sinh học – Enzymes & Probiotics
Chế phẩm sinh học kiểm soát môi trường ao nuôi và giảm dịch bệnh.
2. Đối với chuyển đổi số ứng dụng trong nuôi tôm, gồm có:
- Công nghệ số trong thủy sản với những thiết bị hoàn toàn tự động của Công ty TNHH Tép Bạc như máy đo môi trường tự động, tủ điều khiển tự động, ứng dụng quản lý trên điện thoại thông minh với giao diện thân thiện, dễ dàng thao tác với các nội dung như báo cáo trại, hỗ trợ tính toán, nhật ký hoạt động, mã nhận diện gán cho từng trại, ao và vụ nuôi,…
Máy đo môi truờng tự động
Máy cho ăn thông minh “Smart Feed”
- “Smart Feed” – Máy cho ăn thông minh đến từ Công ty sản xuất công nghệ mới Việt Nam Ambio, đây được xem là thiết bị đột phá cho ngành nuôi tôm vì những lợi ích mà thiết bị mang lại là không hề nhỏ: có khả năng thay đổi (bán kính, lượng thức ăn, thời gian ăn) chính xác tới đơn vị Gam, thông tin trạng thái vận hành chi tiết, ngăn ngừa rủi ro trong quá trình nuôi (cảnh báo cho ăn giúp chủ động xử lý sự cố, điều chỉnh xa/gần hạn chế gây lãng phí và ô nhiêm nước), tính năng Báo cáo/Giám sát/Phân quyền hữu ích với các farm lớn thông qua App hoặc SMS, đặc biệt thiết bị Ambio Smart Feed vô cùng an toàn và tiết kiệm điện,…
Trương Thị Kim Ngân
Đang Hoạt Động : 36
Hôm Nay : 95
Hôm Qua : 99
Số Lượt Truy Cập : 9364