VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices – Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) là các Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi. Áp dụng VietGAP đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.
Hiện nay các sản phẩm VietGAP đã bắt đầu tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng trên thị trường. Đây là loại sản phẩm khi xuất bán phải có nhãn mác ghi rõ nơi sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng và dấu chứng nhận sản phẩm đạt VietGAP được chứng nhận bởi các tổ chức chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định.
Để tăng cường việc sản xuất các sản phẩm VietGAP, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành chính sách khuyến khích áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2015.
Hiện có 322 tổ chức, cá nhân được chứng nhận VietGAP còn hạn trên địa bàn thành phố, tương đương 321,37 ha diện tích canh tác, 1.460,08 ha diện tích gieo trồng; sản lượng đạt 32.182,54 tấn/năm (tính đến ngày 23 tháng 12 năm 2016).
Sản xuất và sơ chế rau theo VietGAP (nguồn internet)
Nhằm mục tiêu đẩy mạnh hơn việc hỗ trợ cho các chủ đầu tư dự án áp dụng VietGAP, ngày 21 tháng 12 năm 2016 Ủy ban Nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 62/2016/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chính sách khuyến khích áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (ban hành kèm theo Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố).
Về cơ bản, Quyết định 62 vẫn giữ nguyên chính sách hỗ trợ đối với lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản trong cả sản xuất và sơ chế. Tuy nhiên Quyết định này thể hiện rõ ràng, cụ thể hơn các điều khoản để các chủ đầu tư có phương án đầu tư mới hoặc sửa chữa, mở rộng có thể tiếp cận các hỗ trợ một cách dễ dàng hơn, ví dụ như:
Chủ đầu tư nộp Hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn – số 182 Nguyễn Duy Dương, phường 3, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh)
Chủ đầu tư nộp Hồ sơ tại Phòng kinh tế quận – huyện.
Phương án được thanh toán hỗ trợ chia làm 02 lần:
Các khoản kinh phí hỗ trợ có hóa đơn, chứng từ hợp lệ trong thời gian 01 năm kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sản xuất.
Duy trì sản xuất áp dụng VietGAP được cấp giấy chứng nhận tối thiểu 04 năm liên tục kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sản xuất.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 31 tháng 12 năm 2016.
Để tìm hiểu cụ thể hơn về chính sách khuyến khích áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, bà con có thể đọc các văn bản đính kèm.
Đang Hoạt Động : 31
Hôm Nay : 5
Hôm Qua : 94
Số Lượt Truy Cập : 10821