Hiệp định TPP và một số lưu ý đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn - Kỳ 02

Lịch sử đàm phán TPP từ khi thành lập đến nay, một số nội dung đàm phán chính của hiệp định và xu hướng tác động ban đầu đến nông nghiệp, nông thôn khi hiệp định được kí kết và thực thi

 

Kỳ 2:

Xu hướng tác động ban đầu của hiệp định TPP đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Theo các chuyên gia kinh tế nhận định, một trong những lĩnh vực chịu tác động lớn nhất từ làn song TPP đó chính là nông nghiệp bởi vì bên cạnh mặt thuận lợi, việc cắt giảm / xóa bỏ hàng rào thuế quan chắc chắn sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng lượng hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam với giá cả cạnh tranh, nguy cơ này đặc biệt nguy hiểm đối với những ngành hàng mà năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn yếu, điển hình là nhóm hàng nông sản vốn gắn liền với đối tượng dễ bị tổn thương trong quá trình hội nhập là nông dân. Trong các nội dung đàm phán được trình bày ở trên, có thể nói các đàm phán về thuế quan, SPS – TBT, đầu tư và lao động là những nội dung quan trọng hơn cả, có ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực nông nghiệp; kế đến là các nội dung đàm phán liên quan đến lĩnh vực dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, mua sắm công và các vấn đề phi thương mại khác.

Cho đến nay, nông nghiệp vẫn là ngành thế mạnh của Việt Nam. Trong đó, thủy sản được đánh giá là có thế mạnh nhất, tiếp đến là trồng trọt, chăn nuôi xếp vị trí thứ ba. Cả ba ngành này đều có xu hướng chịu tác động khá rõ của các đàm phán liên quan đến nội dung thuế quan, SPS – TBT, đầu tư và lao động; trong đó bao gồm cả những mặt thuận lợi và khó khăn.

Trong các đàm phán về thuế quan, thủy sản được cho là ngành nông nghiệp tận dụng được nhiều lợi thế hơn cả, cụ thể là có cơ hội gia tăng xuất khẩu. Nhật Bản là một trong những quốc gia nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã nhận thấy thị trường này sẽ còn lớn hơn khi thuế nhập khẩu vào Nhật còn 0%. So với ngành hàng thủy sản, nhóm hàng chăn nuôi (lấy thịt, lấy sữa) và trồng trọt (trái cây) lại được dự báo là khó cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa. Ví dụ đầu tiên là nguy cơ cạnh tranh gay gắt giữa Việt Nam và hai nước (Úc, New Zealand), vì hai nước này được đánh giá có năng lực cạnh tranh vào hàng cao nhất thế giới ở các sản phẩm ngành chăn nuôi bò (thịt bò, sữa), quả ôn đới (táo, cam). Ví dụ thứ hai là nguy cơ cạnh tranh giữa Việt Nam và Mỹ, hiện tại nước Mỹ có thế mạnh trong các sản phẩm như sữa, thịt bò, thịt gia cầm, thịt heo; Việt Nam đang nhập khá nhiều các mặt hàng này từ Mỹ; nếu mở cửa, nguy cơ sản phẩm tương tự của Việt Nam gặp khó khăn khi cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu từ nước này là rất lớn. Theo PGS.TS Nguyễn Đăng Vang (Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam): "Giá thịt lợn của Mỹ trung bình thấp hơn giá Việt Nam khoảng 40%, nếu thuế về 0% thì người Mỹ sẽ chiếm lĩnh thị trường ngay vì tiền vận chuyển họ rất xa mất 20%, còn 20% nữa là do chúng ta đánh thuế", nhưng khi hiệp định TPP được ký kết, hầu hết các hàng nông sản đều giảm thuế về 0, khi đó Mỹ không còn lo ngại về khoản tiền thuế nữa, điều này là có lợi vì giúp họ giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh với hàng Việt Nam. 

Bên cạnh đàm phán về thuế quan, đàm phán về các biện pháp SPS – TBT đặt ra những thách thức không nhỏ đối với cả ba ngành hàng thủy sản – trồng trọt – và chăn nuôi. Những rào cản dưới dạng quy định kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ rất có thể sẽ vô hiệu hóa lợi ích từ việc giảm thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam; bởi dù thuế nhập khẩu vào các nước có được xóa bỏ nhưng việc kiểm dịch, kiểm tra dư lượng kháng sinh, các đòi hỏi về nhãn mác bao bì... của các nước vẫn ngăn chặn khả năng xuất khẩu của nông sản Việt Nam, thậm chí là còn rủi ro hơn nhiều so với thuế quan. Chẳng hạn, những quy định của TPP về quy tắc xuất xứ sẽ gây khó khăn cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như thủy – hải sản; còn về môi trường, có những yêu cầu cam kết cấm trợ cấp đánh bắt thủy hải sản có thể gây bất lợi đối với chính sách phát triển của ngành này.

Hình 3: Một số ấn phẩm quảng bá tiêu biểu mà Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đã hỗ trợ cho các xã trên địa bàn Thành phố trong việc quảng bá hình ảnh sản phẩm và giới thiệu đơn vị

Cũng giống như đàm phán về các biện pháp SPS – TBT, đàm phán về vấn đề lao động đặt ra thử thách không nhỏ cho nông thôn nói chung và nông nghiệp nói riêng. Cụ thể là trong dự thảo chương lao động, nếu điều khoản về việc chặn và buộc trả lại toàn bộ hàng xuất khẩu được làm từ lao động trẻ em tại biên giới không được đấu tranh loại bỏ, những làng nghề thủ công, với những sản phẩm được làm ra trong quy mô hộ gia đình, với sự tham gia của trẻ em nông thôn Việt Nam (gồm thành phố Hồ Chí Minh) sẽ là nhóm đầu tiên phải chịu thiệt thòi.

Trái ngược với các rủi ro trong đàm phán về SPS – TBT và lao động, nội dung đàm phán về đầu tư lại hứa hẹn đem đến nhiều cơ hội cho ngành nông nghiệp nước ta. Khi TPP có hiệu lực, hiệp định này sẽ thúc đẩy, gia tăng đầu tư của các nước thành viên (nhất là các nước phát triển như Mỹ, Australia, New Zealand, Singapore...) vào Việt Nam, đặc biệt trong một số lĩnh vực Việt Nam mong muốn phát triển như các ngành nông nghiệp công nghệ cao, hình thành các chuỗi khép kín với công nghệ tiên tiến, tạo khả năng cho Việt Nam tham gia tốt hơn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Như vậy thông qua việc đề cập đến những nội dung chính trong đàm phán TPP và một số liên hệ đến lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, chúng ta có thể nhận thấy rằng, TPP là hình thức hội nhập "theo chiều sâu", trong đó các cam kết mạnh mẽ hơn, ở nhiều lĩnh vực hơn, do đó mức độ tác động tới mỗi ngành cũng lớn và phức tạp hơn. TPP được đánh giá là hiệp định của thế kỷ 21, không chỉ vì nó là một hiệp định lớn, mà còn ở tầm vóc và ảnh hưởng của nó: về phạm vi, hiệp định TPP mở rộng hơn so với các hiệp định trước đây cả về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ; ngoài ra còn bao gồm các vấn đề phi thương mại như mua sắm chính phủ, môi trường, lao động, công đoàn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ… Nét mới trong đàm phán TPP so với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) trước đây là sự tham gia của các đối tượng liên quan như doanh nghiệp, hiệp hội và tổ chức xã hội (đàm phán thương mại tự do nhiều bên); TPP sẽ cho phép thành viên mới được đàm phán với từng đối tác thay vì phải chấp nhận các quy tắc được thiết lập bởi các thành viên cũ; ngoài ra với mục tiêu cắt giảm 90% thuế xuất khẩu, nhập khẩu giữa các nước cũng tạo ra cơ hội lớn cho nông nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường, thu hút đầu tư và hợp tác trong nông nghiệp.

(hết)

Tài liệu tham khảo

1.     http://bizforum.vn

2.     http://dangcongsan.vn

3.     http://www.hiephoidoanhnghiep.vn

4.     http://www.mofahcm.gov.vn

5.     http://www.moj.gov.vn  

6.     http://nguyentandung.org

7.     http://nongnghiepcongnghecao.vn     

8.     http://thegioi.baotintuc.vn

9.     http://www.thesaigontimes.vn

10.   http://www.ttxonline.vn    

11.   http://www.trungtamwto.vn

12.   http://vccinews.vn   

13.   http://vov.vn/kinh-te   

ĐTP

 

Tin Tức Liên Quan

Cá cảnh sản phẩm tiềm năng

02-10-2023
Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui tao nhã mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao, nghề sản xuất và kinh doanh cá cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành và phát triển từ lâu. Hiện nay nghề nuôi cá

Văn Bản Pháp Luật

Đơn Vị Hỗ Trợ

Chợ phiên nông sản an toàn

Đảng Đoàn Thể

Thống Kê

Đang Hoạt Động : 4

Hôm Nay : 14

Hôm Qua : 60

Số Lượt Truy Cập : 595

Thiết bị thể dục ngoài trời
Thiết bị tập thể dục ngoài trời
Dụng cụ thể dục ngoài trời
Dụng cụ tập thể dục ngoài trời
thiết bị thể thao công viên
thiết bị thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể thao công viên
dụng cụ thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể dục công viên
ghế sắt công viên
dụng cụ thể dục công viên
thể thao công viên
thể dục công viên
dụng cụ thể thao
dụng cụ thể dục
cầu bập bênh cho trẻ
dụng cụ ghế ngồi công viên
dụng cụ the thao công viên giá rẻ
dụng cụ tập thể thao ngoài công viên
thiết bị tập thể thao ngoài công viên