Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác cải cách hành chính

      Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch triển khai Đề án nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác cải cách hành chính (CCHC) ở các sở - ngành, UBND các cấp trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2022 – 2025.

      Kế hoạch nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện CCHC của Thành phố ổn định, có phẩm chất đạo đức, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, tham mưu, triển khai CCHC nhà nước; đồng thời, đáp ứng đi đầu trong việc thực hiện chuyển đổi số mang đến sự hài lòng cho người dân và tổ chức góp phần xây dựng chính quyền hành động, chính quyền thân thiện với nhân dân; thực hiện nghiêm túc nội dung khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo vì lợi ích chung trong hoạt động chỉ đạo, điều hành và tham mưu công tác CCHC tại các cơ quan, đơn vị. Cùng với đó, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thống nhất việc bố trí vị trí việc làm của công chức thực hiện công tác CCHC tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn Thành phố đảm bảo tính ổn định và tính kế thừa cũng như thực hiện luân chuyển, điều động và bổ nhiệm công chức trực tiếp đang đảm nhiệm các vị trí việc làm ở các lĩnh vực CCHC… Ngoài ra, kế hoạch cũng hướng đến mục tiêu thí điểm đổi mới phương pháp làm việc, sắp xếp nơi làm việc theo tiêu chuẩn thực hành 5S tại một số sở - ngành, quận - huyện, phường, xã, thị trấn.

      Kế hoạch cũng đề ra 10 chỉ tiêu: đến cuối năm 2023 đạt trên 80%, cuối năm 2024 đạt trên 90% và đến hết năm 2025 đạt 100% cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố và 22 phòng nội vụ thuộc UBND quận, huyện, Thành phố Thủ Đức ngoài việc thực hiện theo hướng dẫn tiêu chuẩn vị trí, việc làm chuyên ngành, phải bố trí, bổ sung trong bảng mô tả công việc làm công tác CCHC của cơ quan, đơn vị ít nhất 1 vị trí, việc làm; khuyến khích xây dựng và bố trí vị trí, việc làm công tác CCHC tại các cơ quan, đơn vị để tham mưu các chức năng, nhiệm vụ liên quan đến các lĩnh vực công tác CCHC của các cơ quan, đơn vị.

      Đến cuối năm 2023 đạt trên 80%, cuối năm 2024 đạt trên 90% và đến hết năm 2025 đạt 100% cán bộ, công chức lãnh đạo các sở - ngành, UBND cấp huyện và UBND các cấp trên địa bàn Thành phố được bồi dưỡng, tập huấn về công tác cải cách hành chính.

      Đến cuối năm 2024 đạt trên 80% và đến hết năm 2025 đạt 100% công chức, viên chức làm công tác cải cách hành chính được cung cấp các kiến thức, kỹ năng cần thiết phục vụ quá trình tham mưu, tổng hợp, hướng dẫn triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cải cách hành chính.

      Đến cuối năm 2024 đạt trên 80% và đến hết năm 2025 đạt 100% công chức, viên chức làm công tác CCHC được tiếp cận các tài liệu, bài giảng điện tử về CCHC; được tiếp cận bằng tài liệu, trao đổi trực tiếp kinh nghiệm CCHC với các tỉnh, Thành phố trong nước và các mô hình của các nước phát triển trên thế giới.

      Mỗi năm phấn đấu ít nhất từ 10 công chức, viên chức làm công tác CCHC ở các sở - ngành, UBND các cấp trên địa bàn Thành phố được quy hoạch chức danh lãnh đạo; 5 công chức, viên chức được luân chuyển, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo.

      Phấn đấu đến năm 2025 đào tạo, bồi dưỡng ít nhất 50 cán bộ, công chức, viên chức làm công tác CCHC ở các sở - ngành, UBND các cấp trên địa bàn Thành phố và từ các nguồn khác để trở thành các chuyên gia về CCHC.

      Mỗi năm tổ chức ít nhất 1 lớp bồi dưỡng ở nước ngoài về CCHC, tập trung nâng cao công tác quản trị công, chất lượng tham mưu các giải pháp, sáng kiến cải tiến trong hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị. Trong đó, ưu tiên công chức trực tiếp làm công tác CCHC không giữ chức vụ lãnh đạo tham gia.

      Mỗi năm tổ chức ít nhất 1 lớp bồi dưỡng về CCHC ở trong nước theo phương pháp trực tiếp kết hợp với trực tuyến, tập trung các kỹ năng.

      Hàng năm tổ chức tập huấn, trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ về CCHC.

      Mỗi năm tổ chức ít nhất 1 đoàn công tác nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm triển khai, thực hiện công tác CCHC ở các tỉnh, Thành phố có các mô hình hay, hiệu quả, kết quả chỉ số CCHC cấp tỉnh cao hơn Thành phố.

      Nhằm đảm bảo lộ trình triển khai các chỉ tiêu của đề án, UBND Thành phố yêu cầu các sở - ngành, UBND quận, huyện, Thành phố Thủ Đức cùng các đơn vị liên quan phối hợp triển khai quán triệt nội dung, nhiệm vụ của kế hoạch liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị và đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức. Quá trình triển khai và tổ chức các nhiệm vụ phải đảm bảo tính hiệu quả, cụ thể hóa các nhiệm vụ vào kế hoạch CCHC hàng năm./.

Sưu tầm

Nguyễn Thị Kim Ngọc

Tin Tức Liên Quan

Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp

18-11-2020
Du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp vừa là một hình thức kinh tế mới mẻ, không chỉ đem đến cho du khách cơ hội thư giãn, giải trí, hoạt động rèn luyện thể lực và tinh thần, gần gũi với thiên nhiên v

Trồng rau sạch ở đô thị

16-11-2020
Nông nghiệp thành thị đang trở thành xu hướng của tương lại, việc đưa nông nghiệp và giữa lòng các đô thị lớn là một phương án đáng được cân nhắc để vừa đảm bảo an ninh lương thực vừa tạo được môi trư

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao an toàn sinh học

23-09-2020
Nhiều năm trước, tình hình dịch bệnh trên diện rộng đã gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm, khiến tỷ lệ hộ nuôi tôm thành công ít dần. Trước tình trạng đó, những mô hình nuôi tôm thành công theo

Văn Bản Pháp Luật

Đơn Vị Hỗ Trợ

Chợ phiên nông sản an toàn

Đảng Đoàn Thể

Thống Kê

Đang Hoạt Động : 79

Hôm Nay : 177

Hôm Qua : 103

Số Lượt Truy Cập : 6342

Thiết bị thể dục ngoài trời
Thiết bị tập thể dục ngoài trời
Dụng cụ thể dục ngoài trời
Dụng cụ tập thể dục ngoài trời
thiết bị thể thao công viên
thiết bị thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể thao công viên
dụng cụ thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể dục công viên
ghế sắt công viên
dụng cụ thể dục công viên
thể thao công viên
thể dục công viên
dụng cụ thể thao
dụng cụ thể dục
cầu bập bênh cho trẻ
dụng cụ ghế ngồi công viên
dụng cụ the thao công viên giá rẻ
dụng cụ tập thể thao ngoài công viên
thiết bị tập thể thao ngoài công viên