Thương mại hàng hóa và thương mại điện tử - Kỳ 2

      (Tiếp theo kỳ 1: Thương mại hàng hóa và thương mại điện tử)

      3. Về thương mại dịch vụ và đầu tư

      Về thương mại dịch vụ đầu tư, Hiệp định EVFTA cam kết tạo ra một môi trường đầu tư  thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên.

      Về phía Việt Nam cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một số dịch vụ chuyên môn như dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông.

      Hai bên cũng đưa ra cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời thảo luận về nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước.

      Một số nét chính trong các cam kết một số ngành dịch vụ như sau:

      - Dịch vụ vận tải: Trong Hiệp định EVFTA, đối với dịch vụ gom hàng và dịch vụ tái phân phối công-ten-nơ rỗng, ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, các nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế của EU hoặc thành viên EU thực hiện các dịch vụ này trên tuyến Quy Nhơn – Cái Mép, sau 05 năm Việt Nam sẽ cho phép thực hiện dịch vụ tái phân phối công-ten-nơ rỗng trên tất cả các tuyến. Với dịch vụ nạo vét, cho phép doanh nghiệp EU lập liên doanh tới 51% để cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Đối với dịch vụ mặt đất ở sân bay, Việt Nam cam kết sau 05 năm kể từ khi mở cửa cho khu vực tư nhân sẽ cho phép các doanh nghiệp EU lập liên doanh với đối tác Việt Nam, trong đó vốn của phía nước ngoài không quá 49%, để đấu thầu cung cấp dịch vụ này. 03 năm sau đó, hạn chế vốn nước ngoài sẽ là 51%. Đây là những nội dung cam kết cao hơn của Hiệp định EVFTA so với Hiệp định CPTPP.

      - Dịch vụ phân phối: Cả hai Hiệp định (EVFTA và CPTPP) đều có mức cam kết cao hơn so với WTO ở điểm bỏ yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)* sau 05 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.Việt Nam bảo lưu quyền thực hiện quy hoạch hệ thống phân phối trên cơ sở không phân biệt đối xử. Không phân biệt đối xử trong sản xuất, nhập khẩu và phân phối rượu, qua đó cho phép các doanh nghiệp EU được bảo lưu điều kiện hoạt động theo các giấy phép hiện hành và chỉ cần một giấy phép để thực hiện các hoạt động nhập khẩu, phân phối, bán buôn và bán lẻ.

      Trong Hiệp định CPTPP ta đã loại bỏ mặt hàng gạo và đường mía ra khỏi bảo lưu dịch vụ phân phối, trong khi đó vẫn duy trì bảo lưu trong Hiệp định EVFTA.

      - Dịch vụ ngân hàng: Trong vòng 05 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong 02 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam. Tuy nhiên, cam kết này không áp dụng với 04 ngân hàng thương mại cổ phần mà nhà nước đang nắm cổ phần chi phối là BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank.

      - Dịch vụ viễn thông: Đối với dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng không có hạ tầng mạng, Việt Nam cho phép EU được lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sau một giai đoạn quá độ. Những cam kết còn lại chấp nhận mức độ tương đương trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

      Cam kết liên quan tới dịch vụ tài chính và viễn thông nằm trong nhóm có cách thức tiếp cận đặc biệt. Một mặt, mở cửa tự do các ngành này không chỉ có ý nghĩa với bản thân các ngành này mà còn có tác động tích cực tới toàn bộ nền kinh tế.

      Mặt khác, đây cũng là nhóm dịch vụ nhạy cảm, gắn liền với sự ổn định kinh tế tài chính và nền kinh tế quốc dân, an toàn an ninh thông tin, ảnh hưởng trực tiếp và tức thời tới mọi hoạt động kinh tế-xã hội. Do đó luôn cần có kiểm soát, thận trọng.

      Trong khi đó, EU lại là đối tác rất mạnh về tài chính và viễn thông, đồng thời cũng có những tiêu chuẩn cao trong quản lý và vận hành các lĩnh vực này. Các cam kết về quy tắc và về mở cửa thị trường tài chính, viễn thông Việt Nam cho EU trong EVFTA, cùng với các tác động cộng hưởng của nhiều cam kết khác trong Hiệp định thế hệ mới này chắc chắn sẽ có tác động đáng kể tới thị trường và sự phát triển của ngành này cũng như rất nhiều các lĩnh vực khác liên quan.

      Theo đánh giá của Trung tâm WTO và Hội nhập, những cam kết của EVFTA sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 2,18%-3,25% trong giai đoạn từ 2019-2023; tăng từ 4,57%-5,3% trong giai đoạn từ năm 2024-2028 và 7,07%-7,72% trong giai đoạn năm 2029-2033.

      - Dịch vụ bảo hiểm: Việt Nam cam kết cho phép nhượng tái bảo hiểm qua biên giới, cam kết dịch vụ bảo hiểm y tế tự nguyện theo luật Việt Nam. Riêng đối với yêu cầu cho phép thành lập chi nhánh công ty tái bảo hiểm, ta chỉ cho phép sau một giai đoạn quá độ.

      4. Thương mại và phát triển bền vững

      Hai bên khẳng định cam kết theo đuổi phát triển bền vững, bao gồm phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Về vấn đề lao động, với tư cách là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), hai bên cam kết tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện Tuyên bố 1998 của ILO về những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động, bao gồm việc thúc đẩy phê chuẩn và thực thi có hiệu quả các Công ước cơ bản của ILO. Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác thông qua cơ chế chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về thúc đẩy việc phê chuẩn và thực thi các công ước về lao động và môi trường trong một số lĩnh vực như biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, quản lý rừng bền vững và thương mại lâm sản…

Dịch vụ vận tải là một trong những cam kết về thương mại dịch vụ trong EVFTA

(Ảnh: vận tải và bốc dở hàng hóa tại Tân cảng – Hiệp Phước, Tp. Hồ Chí Minh)

      (*) KIỂM TRA NHU CẦU KINH TẾ (ENT: Economic Need Test)

      Việt Nam đã chính thức được cấp thẻ tham gia Tổ chức thương mai thế giới (WTO) ngày 11/01/2007. Theo Biểu cam kết tham gia WTO, trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam. Việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất) sẽ được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT).

      ENT là gì?

      Căn cứ theo biểu cam kết WTO và căn cứ theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 thì kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) là thủ tục mà các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam phải đáp ứng được khi có nhu cầu thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất).

      ENT là một công cụ hiệu quả mà Chính phủ hiện đang áp dụng để kiểm soát sự phát triển của mạng lưới phân phối nước ngoài tại Việt Nam đáp ứng trong tình hình ngành phân phối của các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa phát triển. Thực tế cho thấy với việc sử dụng ENT, các cơ quan quản lý cấp phép có quyền từ chối các nhà phân phối nước ngoài nếu đề xuất mở cửa hàng phân phối thứ hai hoặc tiếp theo là không cần thiết đối với các địa phương.

Nguyễn Văn Đức Tiến - Trương Thị Kim Ngân

Tin Tức Liên Quan

Cá cảnh sản phẩm tiềm năng

02-10-2023
Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui tao nhã mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao, nghề sản xuất và kinh doanh cá cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành và phát triển từ lâu. Hiện nay nghề nuôi cá

Văn Bản Pháp Luật

Đơn Vị Hỗ Trợ

Chợ phiên nông sản an toàn

Đảng Đoàn Thể

Thống Kê

Đang Hoạt Động : 25

Hôm Nay : 95

Hôm Qua : 132

Số Lượt Truy Cập : 9265

Thiết bị thể dục ngoài trời
Thiết bị tập thể dục ngoài trời
Dụng cụ thể dục ngoài trời
Dụng cụ tập thể dục ngoài trời
thiết bị thể thao công viên
thiết bị thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể thao công viên
dụng cụ thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể dục công viên
ghế sắt công viên
dụng cụ thể dục công viên
thể thao công viên
thể dục công viên
dụng cụ thể thao
dụng cụ thể dục
cầu bập bênh cho trẻ
dụng cụ ghế ngồi công viên
dụng cụ the thao công viên giá rẻ
dụng cụ tập thể thao ngoài công viên
thiết bị tập thể thao ngoài công viên