“Giải phẫu” các nhóm ngành nông nghiệp Việt Nam trước ảnh hưởng của TPP

        Mặc dù chưa chính thức có hiệu lực và tác động gần giống như Hiệp định EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU) hay AEC (Cộng đồng kinh tế ASEAN), nhưng Hiệp định TPP – Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương nếu được thực thi vẫn sẽ có sức ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ do những cam kết sâu rộng và minh bạch giữa các Nhà nước với nhau. Các cam kết này có thể sẽ là đòn bẩy để phát triển kinh tế đất nước và đem lại lợi ích trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, nếu như không có những biện pháp ứng phó kịp thời, các sức ép cạnh tranh sẽ gây ra nhiều khó khăn cho nhà sản xuất trong nước hoặc thậm chí là cho cả người tiêu dùng. Vì vậy, đề tài liên quan đến TPP vẫn luôn được phân tích, mổ xẻ trên các phương tiện thông tin hoặc trong các diễn đàn hội thảo.

        Một trong những đề tài được các chuyên gia tham gia nghiên cứu nhiều nhất phải kể đến nông nghiệp. Trong buổi hội thảo “Nhận định tác động của TPP đến nông nghiệp Việt Nam” diễn ra vào ngày 14/10/2016, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Ngãi và đồng nghiệp là các giảng viên đến từ trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra những nhận định về tác động của TPP từ tổng quan đến cụ thể đối với từng ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

        Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Ngãi, với năng lực cạnh tranh thấp, nông nghiệp Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ TPP. Xóa bỏ thuế quan đồng nghĩa với việc hàng nông sản vào Việt Nam sẽ có giá ngang bằng, thậm chí sẽ thấp hơn so với hàng trong nước nhưng chất lượng lại cao hơn. PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi cũng nhận định rằng bên cạnh một số ngành phát triển thì một số ngành sẽ bị xóa bỏ do giá thành sản phẩm quá cao khó có thể cạnh tranh với hàng ngoại nhập.

Phần trình bày của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Ngãi về ảnh hưởng của TPP đến sản xuất và kinh doanh nông nghiệp Việt Nam

Phần trình bày của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Ngãi về ảnh hưởng của TPP đến sản xuất và kinh doanh nông nghiệp Việt Nam

        Đối với ngành thủy sản, Tiến sĩ Đặng Lê Hoa cho rằng trước khi tham gia vào TPP, ngành thủy sản đã là ngành mũi nhọn cho xuất khẩu. Nhiều mặt hàng thủy sản của Việt Nam đã chiếm lĩnh được thị trường vốn khó tính như Mỹ (xuất khẩu cá tra, cá basa), Nhật (xuất khẩu tôm),…Chính vì vậy, khi TPP khi chính thức có hiệu lực, những hiệu ứng tích cực sẽ được tạo ra, giúp tăng cường khả năng xuất khẩu hơn nữa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo cơ hội việc làm cho Việt Nam. Không những vậy, Việt Nam cũng sẽ có cơ hội tiếp cận những công nghệ tiên tiến và tham gia vào chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với ngành thủy sản là các rào cản phi thuế quan. Việc phải đảm bảo quy tắc xuất xứ, quy định vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế, chưa mang tính ổn định cao. Bên cạnh đó, sự bảo hộ thương mại như dán nhãn sản phẩm, thuế chống bán phá giá,…cũng đem đến những khó khăn không hề nhỏ cho ngành thủy sản.

        Không được thuận lợi như thủy sản, lợi ích của một số mặt hàng thuộc ngành trồng trọt có thể sẽ không cao. Tiến sĩ Lê Thanh Loan đã nêu cụ thể là cơ hội đạt được lợi ích của các mặt hàng nông sản như cà phê, cao su sẽ không cao bằng lúa, điều, tiêu, chè. Thách thức đầu tiên mà ngành trồng trọt phải đối mặt đó là mất thị phần nội địa do giảm thuế suất, các rào cản kỹ thuật còn hạn chế đối với các mặt hàng trái cây, rau quả có xuất xứ từ New Zealand, Úc, Mỹ,....Đối với thị trường nước ngoài, cũng như ngành thủy sản, ngành trồng trọt cũng vấp phải rào cản kỹ thuật, điều kiện xuất xứ, yêu cầu ghi chép, truy xuất nguồn gốc,…

        Có lẽ ảnh hưởng nặng nề nhất của nông nghiệp khi tham gia TPP đó là ngành chăn nuôi. Thạc sĩ Trần Minh Trí, giảng viên trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đã chỉ ra rằng, theo số liệu thống kê, tỷ trọng GDP trong năm 2014 của nông nghiệp Việt Nam chỉ chiếm 18,4% trong tổng mức đóng góp GDP trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, ngành chăn nuôi chỉ đóng góp 5% cho nông nghiệp. Ngành chăn nuôi Việt Nam với sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, giống và thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có giá cao khiến cho giá thành sản phẩm cao dẫn đến việc không có lợi thế cạnh tranh đối với các sản phẩm chăn nuôi đến từ nước ngoài,nhất là những nước có nền khoa học, công nghệ tiên tiến như Mỹ, Nhật, Úc. Chính vì vậy, việc quy hoạch và định hướng lại ngành chăn nuôi là việc cấp thiết cần phải thực hiện. Bên cạnh đó, cần khuyến khích và hỗ trợ xây dựng các liên kết sản xuất theo hướng chuỗi giá trị.

        Quan điểm trong các bài báo cáo là nhận định riêng của tác giả, không thể hiện quan điểm của đơn vị tổ chức hội thảo hay quan điểm của các đơn vị khác. Chi tiết về nội dung các bài báo cáo được đính kèm theo đường dẫn bên dưới.

Nội dung các bài báo cáo

Tin Tức Liên Quan

Hội nghị Tổng kết 20 năm thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2002 – 2022 và định hướng triển khai giai đoạn 2022-2032

29-12-2022
Sáng ngày 29 tháng 12 năm 2022, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Công thương phối hợp một số Sở ngành liên quan tổ chức Hội nghị:“Tổng kết 20 năm thực hiện Chương trình Bình ổn thị tr

Văn Bản Pháp Luật

Đơn Vị Hỗ Trợ

Chợ phiên nông sản an toàn

Đảng Đoàn Thể

Thống Kê

Đang Hoạt Động : 85

Hôm Nay : 177

Hôm Qua : 103

Số Lượt Truy Cập : 6342

Thiết bị thể dục ngoài trời
Thiết bị tập thể dục ngoài trời
Dụng cụ thể dục ngoài trời
Dụng cụ tập thể dục ngoài trời
thiết bị thể thao công viên
thiết bị thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể thao công viên
dụng cụ thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể dục công viên
ghế sắt công viên
dụng cụ thể dục công viên
thể thao công viên
thể dục công viên
dụng cụ thể thao
dụng cụ thể dục
cầu bập bênh cho trẻ
dụng cụ ghế ngồi công viên
dụng cụ the thao công viên giá rẻ
dụng cụ tập thể thao ngoài công viên
thiết bị tập thể thao ngoài công viên