Theo ông Nguyễn Khắc Thanh - Phó Giám đốc Sở khoa học và Công nghệ TP.HCM, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao cần đẩy mạnh hoạt động liên kết vùng, phối hợp và kết nối với các địa phương vùng Đông Tây Nam bộ nhằm thúc đẳy sự phát triển chung của vùng, góp phần phát triển sự nghiệp khoa học và công nghệ và thúc đẩy kinh tế phát triển.
Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao (thuộc Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao) cho biết, trong những năm qua đã nghiên cứu, xây dựng nhiều quy trình canh tác rau ăn lá, rau ăn trái trồng trên giá thể trong điều kiện nhà màng áp dụng tưới nhỏ giọt. Trong số đó, 5 quy trình đã được Cục trồng trọt (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) công nhận tiến bộ kỹ thuật gồm: quy trình kỹ thuật trồng dưa lưới (Cucumis melo L.) trên giá thể trong nhà màng áp dụng tưới nhỏ giọt; quy trình kỹ thuật trồng một số loại rau ăn lá: cải bẹ xanh, cải ngọt, xà lách trên giá thể trong nhà màng áp dụng tuới nhỏ giọt; quy trình kỹ thuật trồng cà chua bi nhóm sinh trưởng vô hạn trên giá thể trong nhà màng áp dụng tưới nhỏ giọt; quy trình kỹ thuật trồng ớt cay trên giá thể trong nhà màng áp dụng tưới nhỏ giọt; quy trình công nghệ sản xuất và sơ chế rau ăn lá trong nhà màng theo chuỗi khép kín đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Quy trình kỹ thuật trồng dưa lưới (Cucumis melo L.) trên giá thể
trong nhà màng áp dụng tưới nhỏ giọt
Quy trình kỹ thuật trồng cà chua bi nhóm sinh trưởng vô hạn
trên giá thể trong nhà màng áp dụng tưới nhỏ giọt
Quy trình kỹ thuật trồng ớt cay trên giá thể
trong nhà màng áp dụng tưới nhỏ giọt
Quy trình công nghệ sản xuất và sơ chế rau ăn lá trong nhà màng
theo chuỗi khép kín đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
Những quy trình nói trên đạt hiệu quả sản xuất cao, đã được Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao chuyển giao thành công cho bà con nông dân, doanh nghiệp và tổ chức ở TP.HCM cùng nhiều tỉnh thành phía Nam, Trung bộ và Tây Nguyên.
Tuy các mô hình nông nghiệp công nghệ cao được đánh giá là có hiệu quả, nhưng việc ứng dụng còn nhiều khó khăn, điển hình là chi phí đầu tư ban đầu cao. Mặt khác, việc ứng dụng còn đòi hỏi người sản xuất phải có trình độ nhất định để đủ khả năng tiếp nhận kỹ thuậtcông nghệ được chuyển giao.
Vì vậy, để thúc đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng cảc mô hình nông nghiệp công nghệ cao, cơ quan quản lý nhà nước cần có sự hỗ trợ về tư vấn, chuyển giao thật sự hợp lý và hiệu quả.
(Theo M.H /Báo Khoa học phổ thông)
Thanh Nguyễn
Đang Hoạt Động : 25
Hôm Nay : 69
Hôm Qua : 99
Số Lượt Truy Cập : 9338