Tiềm năng của thị trường nội địa, chủ trương của Chính phủ đa thị trường, đa lợi ích

      Với dân số hơn 1 tỷ người, Trung Quốc là một trong những nước tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp nhiều nhất trên thế giới  và cũng là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Vì vậy, sức ảnh hưởng của thị trường Trung Quốc đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam là rất lớn, đặc biệt bị biến động bởi những chính sách về an toàn vệ sinh thực phẩm hay Covid.

      Tại công văn số 992/CBTTNS-CS ngày 13 tháng 12 năm 2021 của Cục Chế biến và PTTTNS về việc phối hợp điều tiết xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản sang Trung Quốc, thì hiện nay Trung Quốc vẫn thực hiện chính sách zero Covid-19 đối với hàng nông sản, thủy sản nhập khẩu vào Trung Quốc dẫn đến việc giảm tốc độ thông quan qua cửa khẩu xuống còn 50% so với trước đây, gây ra ùn ứ rất lớn lượng xe vận chuyển nông sản tại các cửa khẩu và áp dụng các biện pháp kiểm tra Covid-19 trên bao bì hàng hóa, tăng cường công tác kiểm dịch đối với hàng nông sản nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc.

      Tính từ thời điểm giữa tháng 11/2021 khi Cục Chế biến và PTTTNS khảo sát các tỉnh biên giới, lượng xe container dồn ứ tại cửa khẩu Lạng Sơn đã tăng từ 1700 xe lên đến 4000 xe. Trước tình hình thông quan tại các cửa khẩu Việt – Trung đang bị ách tắc như hiện nay, các mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu sang thị trường này đang đối mặt với rất nhiều rủi ro. Vì vậy, Cục Chế biến và PTTTNS đã báo cáo UBND các tỉnh và phối hợp với cơ quan đơn vị liên quan (Sở Công thương, Sở Giao thông Vận tải,…) thông tin đến các doanh nghiệp trên địa bàn thỉnh để có phương án xử lý và bảo quản hàng nông sản, thủy sản tại địa phương. Đồng thời, các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế, phối hợp với các tỉnh biên giới, đặc biệt là Lạng Sơn, thông báo cho các doanh nghiệp làm việc với đối tác nhập khẩu bố trí thời lượng đưa xe lên cửa khẩu để đảm bảo phù hợp với năng lực thông quan và giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp.

      Sáng ngày 31 tháng 12 năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Diễn đàn trực tuyến kết nối sản xuất – chế biến nông sản và thúc đẩy thị trường nội địa dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Trần Thanh Nam, cùng sự tham gia của các Sở, Ban, Ngành có liên quan và các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông lâm thủy hải sản.

      Theo Thứ trưởng, trong điều kiện Trung Quốc hạn chế nhập nông sản, trong đó có những trái cây chủ lực của Việt Nam như thanh long, mít, dưa hấu. Mặc dù đã thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc ngừng xuất khẩu thanh long, nhưng xe chở hàng vẫn cứ ùn ùn lên cửa khẩu. Đứng trước thực trạng như thế, chúng ta phải thay đổi, thích nghi, Chính phủ cũng đã có chủ trương đa thị trường, đa lợi ích. Các hiệp hội, doanh nghiệp, địa phương cần tăng cường kết nối để tiêu thụ.

      Tại diễn đàn, nhiều doanh nghiệp lên tiếng sẵn sàng chế biến, thu mua xe nông sản quay đầu về từ biên giới, từ đây có thể nhận thấy tiềm năng tiêu thụ của thị trường trong nước là rất lớn. Một số đơn vị như nhà máy chế biến nông sản Cánh Đồng Vàng Lạng Sơn cho biết vẫn tiếp nhận sấy gia công cho các đơn vị có nông sản ùn ứ tại Lạng Sơn. Công ty cổ phần tập đoàn Transin có hệ thống mạng lưới phủ cả nước, có giao thương sang cả Trung Quốc, và đa dạng các loại hình vận chuyển sẽ hỗ trợ để hàng được thông quan qua biên giới. Central Retail sẽ hỗ trợ tiêu thụ các nông sản đạt chuẩn, trong đó tập trung vào thanh long, dưa hấu để phục vụ cho nhu cầu tết của thị trường nội địa. Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) cho biết hiện nay công ty đang tiêu thụ số lượng lớn sản phẩm nông sản bị ách tắc tại biên giới. Cụ thể, mỗi ngày công ty tiêu thụ khoảng 100 - 150 tấn sản phẩm nông sản các loại, đặc biệt là sản phẩm xoài. Thời gian qua, công ty cũng đã kếp hợp với Đồng Tháp, Tiền Giang để có nguồn cung phục vụ chế biến nông sản. Tập đoàn Nafoods Group cho biết, công ty có nhiều nhà máy sản xuất, chế biến ở khắp cả nước, với công suất thiết kế 100.000 tấn, tương đương 300.000 tấn nguyên liệu/năm. Các sản phẩm chính của Nafoods là chanh leo, dứa, xoài, mãng cầu, hạt điều… Thời gian từ giờ đến tết, Nafoods có thể hỗ trợ cho chanh leo và thanh long với sản lượng khoảng 1.000 tấn. Các sản phẩm tại cửa khẩu phía Bắc sẽ chuyển về Nghệ An, còn phía Nam sẽ đưa về Long An. Và còn nhiều doanh nghiệp khác sẵn sàng hỗ trợ tiêu thụ trong nước với các mặt hàng thô hoặc chế biến sơ bộ.

      Chợ nông sản Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh, chuyên tiêu thụ trái cây, rau củ quả. Khi chưa có dịch, hàng ngày chợ nhập 3.500 tấn. Ngày rằm, âm lịch có thể đến 4.000-4.500 tấn, ngày lễ âm lịch có thể lên hơn 7.000 tấn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể đưa vào các chợ đầu mối, chợ truyền thống tại các tỉnh, các hệ thống siêu thị và các trang mạng điện tử.

      Thông qua diễn đàn, Thứ trưởng Nam cho biết, với riêng thanh long, Bộ NN-PTNT đang xây dựng các vùng nguyên liệu đạt chuẩn và sẽ trình Chính phủ sớm, cam kết xây dựng các mô hình khuyến nông để bà con nông dân tham khảo, trước khi đẩy mạnh những vùng nguyên liệu lớn.

Đõ Thị Nhàn

Tin Tức Liên Quan

Cá cảnh sản phẩm tiềm năng

02-10-2023
Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui tao nhã mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao, nghề sản xuất và kinh doanh cá cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành và phát triển từ lâu. Hiện nay nghề nuôi cá

Văn Bản Pháp Luật

Đơn Vị Hỗ Trợ

Chợ phiên nông sản an toàn

Đảng Đoàn Thể

Thống Kê

Đang Hoạt Động : 73

Hôm Nay : 118

Hôm Qua : 103

Số Lượt Truy Cập : 6283

Thiết bị thể dục ngoài trời
Thiết bị tập thể dục ngoài trời
Dụng cụ thể dục ngoài trời
Dụng cụ tập thể dục ngoài trời
thiết bị thể thao công viên
thiết bị thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể thao công viên
dụng cụ thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể dục công viên
ghế sắt công viên
dụng cụ thể dục công viên
thể thao công viên
thể dục công viên
dụng cụ thể thao
dụng cụ thể dục
cầu bập bênh cho trẻ
dụng cụ ghế ngồi công viên
dụng cụ the thao công viên giá rẻ
dụng cụ tập thể thao ngoài công viên
thiết bị tập thể thao ngoài công viên