Trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thương mại điện tử (E-commerce) hiện đang nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia vì những đóng góp lớn cho tăng trưởng nền kinh tế. Khi internet ra đời thế giới không thể phủ nhận tầm quan trọng của nó đối với mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Có thể nói rằng thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ, nó là một phần không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp.
BỨC TRANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HIỆN NAY
Tại khu vực Châu Á
Theo số liệu báo cáo của Công ty NielsenIQ Vietnam, TMĐT hiện đang là kênh bán hàng lớn thứ 2 tại Châu Á sau kênh bán hàng truyền thống và có giá trị đóng góp bán hàng tăng trưởng nổi bật (từ 14,6% năm 2019 lên 19,5% trong năm 2021).
E-commerce hiện đang là kênh bán hàng lớn thứ 2 tại Châu Á (Nguồn: NielsenIQ)
Trong hơn 2 năm qua, dưới tác động của dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng mạnh mẽ của TMĐT. Việc giãn cách xã hội nên khiến nhiều người tiêu dùng hạn chế đến trực tiếp các địa điểm mua sắm để mua hàng hóa nên mua sắm trực tuyến là hình thức mua sắm được ưa chuộng để đáp ứng nhu cầu nhu sắm dẫn đến TMĐT tăng trưởng đột biến. Tuy nhiên đây không phải là xu hướng tức thời và TMĐT vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai. Đáng chú ý, xu hướng Omni Shopper (mua sắm đa kênh) đã trở thành xu hướng mới có sự tăng trưởng vượt bậc, nhiều nhất trong nhóm người tiêu dùng phục hồi sau dịch. Với sự cập nhật liên tục cùng sự đổi mới phương thức kinh doanh của các nhà bán hàng, đến nay những lo lắng của người tiêu dùng về chất lượng hàng hoá, độ tin cậy… dần biến mất, đưa tỷ lệ người tham gia TMĐT ngày càng tăng nhanh.
Omni Shopper trở thành xu hướng mới hiện nay (Nguồn: NielsenIQ)
Vào thời điểm dịch Covid-19, mua sắm đa kênh đã có sự tăng trưởng đột biến (82% trong năm 2020) nhưng đến năm 2022 sự tăng trưởng đó vẫn tiếp diễn (tăng trưởng 79%), điều đó cho thấy người tiêu dùng đã có điều kiện tiếp xúc, mua sắm trên TMĐT và đã trở thành xu hướng cho đến hiện nay và cả tương lai sắp tới.
Theo đó, số người tiêu dùng trực tuyến mới tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Nhiều người chưa từng mua sắm trực tuyến đã tiếp cận và sử dụng kênh này, cũng như đông đảo người mua đã trở thành người tiêu dùng thông minh, thành thạo kỹ năng mua sắm trực tuyến hơn, thậm chí một bộ phận người tiêu dùng đã ưu tiên mua sắm trực tuyến so với mua sắm truyền thống. Đáng chú ý là nhóm người tuổi cao, hạn chế về kỹ năng và kiến thức công nghệ thông tin nhưng đã khá chủ động học và cập nhật các kỹ năng mua sắm online.
Tại thị trường Việt Nam
Cùng với sự tăng trưởng phát triển TMĐT của Châu Á thì tại Việt Nam TMĐT cũng có sự tăng trưởng rất khả quan. Báo cáo của Công ty NielsenIQ Vietnam cho thấy, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 3/2022 tăng vọt 13,7% so với cùng kỳ năm trước và doanh số ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tiếp tục tăng trưởng trở lại, dự báo năm 2022 ước đạt 367,6 triệu USD và năm 2023 ước đạt 386,6 triệu USD. Các nhà sản xuất hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tiếp tục nắm bắt xu hướng ngày càng tăng của tiêu dùng FMCG, đưa tới triển vọng tích cực cho tăng trưởng doanh thu năm 2023.
Số liệu tăng trưởng GDP và dự báo doanh số ngành FMCG tại Việt Nam (Nguồn: NielsenIQ)
Những thống kê này cho thấy đây là những dấu hiệu khá tích cực và người tiêu dùng Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì được sức mua mạnh mẽ đối với các sản phẩm FMCG trong thời gian tới.
Theo số liệu của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tốc độ tăng trưởng thị trường bán lẻ trên TMĐT ổn định 16-30% trong suốt 5 năm (2017-2021) và năm 2022 dự báo ước đạt 16,4 tỷ USD (tăng trưởng 20% so với cùng kỳ). Số liệu cho thấy đây là sự tăng trưởng ổn định các ngành khác không dễ gì có được. Bên cạnh đó, số lượng người tiêu dùng sử dụng TMĐT ngày càng tăng, năm 2022 ước tính đạt tới 60 triệu người dùng đây là con số hết sức ấn tượng. Và thêm một yếu tố nữa là tỷ trọng doanh thu bán lẻ của TMĐT tăng hơn 7% so với mức tổng bán lẻ cả nước.
Doanh thu Thương mại điện tử B2C Việt Nam năm 2017 – 2022 (Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số)
Để thích ứng với những thay đổi đó, từ sau dịch Covid-19 người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên tiêu dùng tại gia và doanh nghiệp cũng tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng thông qua TMĐT và mua sắm đa kênh càng trở nên phổ biến với 57% người tiêu dùng Việt thường xuyên mua sắm đa kênh.
Tỉ lệ tăng trưởng mua sắm trực tuyến tại Việt Nam (Nguồn: NielsenIQ)
TMĐT đang là sân chơi rất là hấp dẫn để từ đó doanh nghiệp sẽ lấn sân hoặc kết hợp phát triển trên kênh TMĐT. Và với những lợi ích mà sàn giao dịch TMĐT mang tới cho người tiêu dùng là vô cùng hấp dẫn, vừa tiết kiệm được thời gian, tiền bạc vừa đem lại sự thuận tiện, không khó hiểu khi mua sắm trực tuyến đang ngày càng bùng nổ. Chính vì những lý do trên, TMĐT Việt Nam tiềm năng tăng trưởng còn rất lớn và tiếp tục góp phần vào sự tăng trưởng chung của ngành bán lẻ Việt Nam trong tương lai.
XU HƯỚNG TƯƠNG LAI
Trải nghiệm sẽ dịch chuyển từ trực tiếp sang thực tế ảo (VR)
Với VR, các doanh nghiệp có thể tạo ra trải nghiệm khách hàng mang tính cách mạng mà không giống bất kỳ điều gì từng thấy trước đây. VR đang thay đổi cách khách hàng mua sắm trên quy mô rộng lớn vì nó đưa họ vào một cửa hàng ảo, nơi có thể lựa chọn, mua sắm và nhận hỗ trợ ảo trong thời gian thực một cách thoải mái ngay tại nhà. Điều này có nghĩa là trải nghiệm mua sắm của con người không bị giới hạn bởi không gian, thời gian hay vị trí địa lý, dẫn đến trải nghiệm mua sắm toàn cầu được hiện thực hoá với nỗ lực tối thiểu.
Khách hàng mua sắm không còn phải đến cửa hàng để thử sản phẩm mới, công nghệ VR mang đến cho người mua hàng cơ hội đánh giá, kiểm tra và thử nghiệm các sản phẩm 3D sống động, trong một môi trường mô phỏng ảo 360 độ để có được trải nghiệm như đang sử dụng sản phẩm.
Công nghệ thực tế ảo sẽ là một cuộc cải cách trong việc trải nghiệm của khách hàng trên thương mại điện tử
(Nguồn: NielsenIQ)
Giao hàng trực tuyến buổi sáng
Hình thức giao hàng trực tuyến buổi sáng đã được thực hiện tại Hàn Quốc và đã phát triển nhanh chóng trên khắp cả nước Hàn Quốc. Với sự xuất hiện của Market Kurly – nền tảng giao hàng xuyên đêm đầu tiên từ năm 2015 chuyên phân phối các thực phẩm tươi sống với slogan nổi tiếng “đặt hàng trước 11 giờ đêm, nhận trước 7 giờ sáng” và thị trường giao hàng xuyên đêm đã trở nên rất cạnh tranh với nhiều đối thủ khác nhau.
Cùng với đó là giao hàng nhanh, với dịch vụ này sản phẩm sẽ được giao đến tận tay người mua hàng trong vòng 15 phút đến 1 tiếng sau khi có đơn hàng.
Trang thương mại điện tử Market Kurly tại Hàn Quốc
Hiện nay tại Việt Nam, Tiki là đơn vị tiên phong sử dụng hình thức giao nhanh với tên gọi TikiNOW được triển khai tại Hà Nội, TP. HCM áp dụng cho 35 ngành hàng giúp đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Và hình thức này sẽ càng nở rộ trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng
Live Streaming sẽ ảnh hưởng từ mua sắm đến giải trí
Ngoài các mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram, TikTok... các sàn TMĐT còn chủ động khai thác thêm kênh livestream.
Điều này giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và góp phần thu hút thêm nhiều nhà bán hàng cũng như người tiêu dùng mua sắm.
Đây dự kiến sẽ tiếp tục là một trong những xu hướng mới của thương mại điện tử, góp phần mang về lợi thế, thúc đẩy ngành này tăng trưởng mạnh mẽ và tiếp cận thêm nhiều đối tượng người dùng. Châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và châu Âu là những khu vực có sự phát triển thương mại điện tử mạnh mẽ nhất.
XU HƯỚNG BÁN LẺ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG NĂM 2023
Bán hàng đa kênh
Bán hàng đa kênh (OmniChannel Retailing – OCR) là hình thức cung cấp dịch vụ mua sắm cho khách hàng trên nhiều kênh khác nhau. Với mô hình này khách hàng sẽ có trải nghiệm mua sắm liền mạch và không bị gián đoạn.
Ngày nay, người tiêu dùng đang ngày càng sử dụng nhiều kênh để mua sắm hơn do đó phát triển đa kênh giúp doanh nghiệp tăng trưởng mạnh hơn. Phần lớn người tiêu dùng luôn kiểm tra, tìm kiếm, so sánh trước khi thực hiện mua hàng, và doanh nghiệp cần có chiến lược để thông tin của mình hiển thị tại mọi “điểm chạm”.
Cho nên trước khi nghĩ đến việc tiếp cận khách hàng tiềm năng và tăng gấp đôi hay gấp ba doanh thu, doanh nghiệp cần hiểu rõ từng kênh bán hàng để có những lựa chọn phù hợp để không tốn kém chi phí và nhân lực: kênh bán hàng offline - cửa hàng truyền thống, bán hàng trực tiếp (chợ, siêu thị, lễ hội...), bán buôn và kênh bán hàng online: cửa hàng online/website, các mạng truyền thông xã hội/ Social Media, các sàn TMĐT như Lazada, Tiki, Shopee,...
Chương trình ưu đãi tốt
Hiện nay tình hình lạm phát đang gia tăng nên người tiêu dùng sẽ cân nhắc trước khi mua sắm nên các sàn TMĐT sẽ tiếp tục tích cực tung ra nhiều chương trình ưu đãi như giảm giá khuyến mãi, giờ vàng, ngày vàng, tuần lễ vàng, giá sốc, phiếu mua hàng, minigame,…; khuyến mãi cho giao dịch thanh toán online: mã giảm giá, voucher,…; ưu đãi cước phí vận chuyển để tạo lực đẩy kích cầu, thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Các trang thương mại điện tử luôn tung ra nhiều ưa đãi để thu hút khách hàng
Thanh toán trực tuyến
Thanh toán trực tuyến ngày càng được phát triển và tối ưu nhằm hỗ trợ các hoạt động tài chính thuận tiện. Đây là xu hướng phù hợp với nhu cầu cũng như sự phát triển về công nghệ. Trước sự phát triển của TMĐT, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khi mua sắm trực tuyến cũng có những dấu hiệu khởi sắc. Có nhiều hình thức trong thanh toán điện tử hiện nay được áp dụng. Trong đó, phổ biến là thanh toán qua thẻ ngân hàng, cổng thanh toán, ví điện tử, thiết bị thông minh. Để thúc đẩy thanh toán trực tuyến, các sàn TMĐT, app mua sắm đều xây dựng các chương trình khuyến mại, mã giảm giá dành riêng cho khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt.
TH
Đang Hoạt Động : 52
Hôm Nay : 101
Hôm Qua : 103
Số Lượt Truy Cập : 6266