Kết quả khảo sát về thực trạng và tiềm năng sản xuất kinh doanh lươn không bùn trên địa bàn Tp.HCM (Phần 1)

Trước tình hình dịch bệnh trên heo diễn biến phức tạp, việc nghiên cứu đề xuất các mô hình chuyển đổi từ nuôi heo sang các loại cây trồng – vật nuôi khác có hiệu quả, bền vững hơn là một giải pháp cần thiết giúp nông dân ổn định sản xuất, phát triển kinh tế. Do đó, trong tháng 6 năm 2019, Trung tâm tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đã tổ chức điều tra khảo sát về “Thực trạng và tiềm năng sản xuất kinh doanh lươn không bùn tại Thành phố Hồ Chí Minh”; với mục đích của việc khảo sát nhằm đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển sản xuất lươn nhằm đề xuất các giải pháp hỗ trợ phát triển bền vững cho sản phẩm này.

1. Kết quả khảo sát mô hình nuôi lươn không bùn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy:

Nghề nuôi lươn không bùn tại thành phố Hồ Chí Minh có từ những năm 2000, hiện tại trên địa bàn thành phố có tổng số 27 hộ nuôi lươn. Với tổng số bể 778 bể/27 hộ nuôi (tương đương tổng diện tích nuôi 9.336 m2), trong đó diện tích mỗi bể nuôi biến động từ 4 đến 8 m2, tính trung bình khoảng 6 m2/bể, cao 0,8 -1 m, đa phần đều chuyển đổi từ chuồng nuôi heo, nuôi gà.

Với tổng diện tích nuôi 9.336 m2, phần lớn diện tích nuôi tập trung tại huyện Củ Chi (xã Tân Phú Trung, An Nhơn Tây và Tân Thông Hội) khoảng 8.772 m2 tương đương 94%, phần còn lại tập trung tại các huyện Hóc Môn, Bình Chánh và Quận 12 với diện tích nuôi và tỉ trọng lần lượt là 360m2 (3,9%), 120m2 (1,3%), 84m2 (0,9%). (theo biểu đồ số 1)

Biểu đồ số 01: Diện tích nuôi tại các quận/huyện

Kết quả khảo sát về thực trạng và tiềm năng sản xuất kinh doanh lươn không bùn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Về kinh nghiệm nuôi lươn: trong các hộ điều tra, đa phần là nuôi từ 3-5 năm; hộ nuôi lâu năm và có kinh nghiệm nhất là 7 năm.

Về quy mô nuôi: Nhìn chung quy mô nuôi lươn tại Thành phố hiện nay còn tương đối nhỏ, lẻ và tập trung chủ yếu tại huyện Củ Chi. Các hộ nuôi có quy mô nuôi dưới 10 bể (dưới 60 m2) chiếm 45% (12 hộ); các hộ có quy mô nuôi 10 đến 20 bể (60 đến 120 m2) chiếm tỉ lệ 26% (7 hộ); quy mô nuôi từ trên 20 đến 50 bể (120 – 300 m2) chiếm 22% (6 hộ); ở quy mô trên 100 bể (trên 600 m2) chiếm tỉ lệ 7% (02 hộ). (theo biểu đồ số 2)

Biểu đồ 02: Quy mô nuôi lươn/hộ

Kết quả khảo sát về thực trạng và tiềm năng sản xuất kinh doanh lươn không bùn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Về con giống: Con giống được thu gom từ tự nhiên và được thuần dưỡng trước khi đưa vào nuôi để giúp lươn giống thích nghi với điều kiện nuôi nhốt, giảm hao hụt ở giai đoạn ban đầu (giai đoạn thuần dưỡng từ 1 - 2 tháng).

Kết quả khảo sát về thực trạng và tiềm năng sản xuất kinh doanh lươn không bùn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Hình ảnh lươn con giống

Hiện tại các hộ nuôi lươn tại Thành phố chủ yếu mua con giống đánh bắt tự nhiên có nguồn gốc từ Campuchia - chiếm 95% tương đương với diện tích nuôi 8.856 m2, phần còn lại rất ít được cung cấp từ các tỉnh Miền Tây như Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang - chiếm 5% tương đương với diện tích nuôi 480 m2. (theo biểu đồ số 3,4)

Biểu đồ 03: Nguồn lươn giống sản xuất

Kết quả khảo sát về thực trạng và tiềm năng sản xuất kinh doanh lươn không bùn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Biểu đồ 04: Nguồn lươn giống từ các tỉnh ĐBSCL

Kết quả khảo sát về thực trạng và tiềm năng sản xuất kinh doanh lươn không bùn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Về thức ăn: 

+ Hộ tham gia mô hình sử dụng thức ăn công nghiệp được mua tại cơ sở có uy tín, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, chất lượng phù hợp với nhu cầu phát triển của lươn và kết hợp với thức ăn tươi sống (ốc, cá tạp) để kích thích khả năng bắt mồi và giúp lươn ăn nhiều, mau lớn, giảm chi phí. Thức ăn tươi sống phải được nấu hoặc hấp chín để diệt các loại ký sinh trùng ảnh hưởng đến lươn nuôi.

+ Nguồn thức ăn: Thức ăn tươi (cá tạp, phế phẩm lò mổ) chiếm 85%; Trùn quế chiếm 5%; Cám thủy sản chiếm 10% ; Tỷ lệ chuyển hóa thức ăn thịt lươn là 3,4: 1 cho một chu kỳ nuôi 7 tháng.

- Về quản lý bể nuôi: Bể có thành xi măng, mặt trong bể lát gạch men để dễ vệ sinh. Đáy bể phải được làm dốc về phía cống thoát để có thể dễ dàng đưa thức ăn thừa, chất bài tiết của lươn khi tháo cạn thay nước. Cống thoát được thiết kế bằng ống nhựa PVC được khoan lỗ nhỏ hoặc bọc lưới để tránh lươn bị thất thoát. Thường xuyên thay nước 1-2 lần/ngày tùy theo chất lượng môi trường nuôi; phải quan sát và kiểm tra nguồn nước trước khi thay để đảm bảo môi trường nuôi luôn ổn định, phòng một số mầm bệnh có trong nguồn nước. Giá cho lươn trú ẩn bằng khung tre/gỗ kết thành lồng bè đặt chồng lên nhau chiếm khoảng 2/3 diện tích bể. Khung trên cùng được đan thêm các dây nylon để có thể giữ được thức ăn khi cho lươn ăn.  Một số hộ có bể xây mới cũng mang tính tự phát, chưa có quy chuẩn kích cỡ và chưa được hướng dẫn mật độ nuôi trên một đơn vị diện tích bể xi măng.

- Về quản lý dịch bệnh: Lươn ở sạch, nên thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe lươn nuôi, áp dụng các các biện pháp phòng là chính, chỉ sử dụng thuốc kháng sinh, hoá chất được phép sử dụng và khi thật sự cần thiết (không được sử dụng các thuốc nằm trong danh mục cấm sử dụng).

- Về liên kết trong nuôi lươn: Hiện tại có 01 Hợp tác xã (05 thành viên), 01 tổ hợp tác (12 tổ viên) và 10 hộ nuôi đơn lẻ (không liên kết). Điều này cho thấy, nghề nuôi lươn tại Thành phố chưa khai thác tối đa các tiềm lực trong liên kết sản xuất.

- Về tiếp cận vốn vay có hỗ trợ lãi vay: trong tổng số 27 hộ điều tra, có 07/27 hộ có tiếp cận các nguồn vốn vay có hỗ trợ lãi vay (25,9%), gồm:

+ 02 trong 05 thành viên của HTX Bình Minh có tiếp cận vốn vay theo Quyết định số 655/QĐ-UBND (7,4%).

+ 05 hộ có tiếp cận nguồn vốn vay theo Quỹ hỗ trợ nông dân Thành phố (19,5%).

- Về năng suất: Kết quả phân tích số liệu khảo sát cho thấy, năng suất trung bình tại các hộ nuôi lươn trên Thành phố hiện tại đạt khoảng 250 kg/01 bể 6m2, trong đó mức dao động năng suất đạt từ 170 kg đến 300 kg/01 bể 6m2. (bảng số 1)

Bảng số 01: Giá trị trung bình về năng suất, diện tích nuôi lươn

Đơn vị: kg/bể 6m2

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Số mẫu quan sát

Giá trị cận dưới

Giá trị cận trên

Giá trị trung bình

Diện tích sản xuất

m2

27

72

2.400

346

Năng suất

kg

27

170

300

250

Tùy theo kích cỡ nguồn giống lươn ban đầu, thời gian nuôi lươn sẽ khác nhau - nếu con giống đạt từ 20-30 con/kg với thời gian nuôi khoảng từ 6-8 tháng; trọng lượng 2.000 con giống/kg thời gian nuô khoảng 12 tháng, theo khảo sát thực tế các hộ có quy mô nuôi lớn thường đạt năng suất lươn cao hơn. 

Kết quả phân tích số liệu cho thấy, trong tổng số 27 hộ nuôi lươn tại Thành phố có 08 hộ nuôi đạt năng suất 250 kg/bể 6m2, 03 hộ đạt 270kg/bể 6m2, riêng có 02 hộ đạt năng suất nuôi rất cao khoảng 290-300 kg/bể 6m2. (bảng số 2)

Bảng số 02: Năng suất theo quy mô sản xuất

 

 

Năng suất (kg/bể 6 m2)

Tổng cộng

170

200

220

245

247

248

250

260

264

265

270

290

300

Diện tích sản suất (m2)

72

1

1

1

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3

84

0

0

0

1

1

2

0

0

0

0

0

0

0

4

96

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

120

0

0

0

0

0

0

2

0

0

0

2

0

0

4

144

0

0

0

0

0

0

2

0

0

0

0

0

0

2

180

0

0

0

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

1

192

0

0

0

0

0

0

2

0

0

0

1

0

0

3

204

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

264

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

300

0

0

0

0

0

1

0

0

0

1

0

0

0

2

360

0

0

0

0

0

0

1

1

0

0

0

0

0

2

600

0

0

0

0

0

0

0

0

1

0

0

0

0

1

2.376

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

1

2.400

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

0

1

Tổng cộng

1

1

1

4

1

3

8

1

1

1

3

1

1

27

 

Về hiệu quả mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng (nguồn giống lươn nhân tạo và tự nhiên) kết quả cụ thể:

Phân tích chi phí – lợi nhuận (mô hình nuôi 1.000 m2): Chi phí nuôi lươn bao gồm hai loại chi phí chính, chi phí đầu tư ban đầu (khấu hao chi phí cố định) và chi phí biến đổi (chi phí sản xuất theo chu kỳ nuôi/vụ) với tỉ trọng chi phí đầu tư ban đầu (giá trị khấu hao) từ 13,1 – 18,3%, chi phí trực tiếp sản xuất từ 81,7-86,9%. Kết quả phân tích số liệu cho thấy nuôi lươn thịt với mô hình 1.000 m2/vụ, hộ nuôi phải đầu tư khoảng 1,987 tỉ/vụ mô hình nuôi lươn nhân tạo; 0,926 tỉ đồng/ vụ 6 tháng đối với mô hình nuôi lươn tự nhiên, với tỉ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư lần lượt là 20,7% và 57,1%. (bảng số 3)

Bảng số 03: Cơ cấu chi phí nuôi lươn thịt không bùn trong bể xi măng

Đơn vị: đồng/vụ

Loại chi phí

Mô hình nuôi lươn

(giống nhân tạo vụ/18 tháng)

Mô hình nuôi lươn

(Giống tự nhiên vụ/6 tháng)

 Chi phí/vụ

 Tỉ trọng chi phí (%)

 Chi phí/vụ

 Tỉ trọng chi phí (%)

 A- Khấu hao chi phí cố định

364.750.000

18,3

121.583.333

13,1

 B- Chi phí biến đổi - Chi phí theo chu kỳ nuôi/vụ (1+2)

1.623.000.000

81,7

805.000.000

86,9

 1 - Chi phí nguyên liệu, nhiên liệu trực tiếp

1.317.000.000

 

703.000.000

 

 2- Chi phí lao động trực tiếp

306.000.000

 

102.000.000

 

 Tổng chi phí/năm (A+B)

1.987.750.000

100

926.583.333

100

C- Hiệu quả

 

 

 

 

1-Năng suất (kg/vụ)

20.000

 

11.200

 

2-Giá bán (đ/kg)

1

0.000

 

130.000

 

3-Doanh thu

2.400.000.000

 

1.456.000.000

 

4-Lợi nhuận

412.250.000

20,7

529.416.667

57,1 

Nguồn: Phân tích số liệu từ nguồn báo cáo TTKN, CV124/TTKN-KT ngày 06 tháng 3 năm 2019

Kết quả khảo sát về thực trạng và tiềm năng sản xuất kinh doanh lươn không bùn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Hình ảnh nuôi lươn thịt

Bảng số 04: Một số chỉ số tài chính mô hình nuôi lươn thịt

(giống nhân tạo, nuôi 15-18 tháng; giống tự nhiên nuôi 6-7 tháng )

Tỉ số tài chính

Mô hình nuôi lươn thịt nhân tạo (lần)

 Mô hình nuôi lươn thịt tự nhiên (lần)

 Ghi chú

Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

0,42

       0,53  

Lợi nhuận

sau thuế/vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận biên

      0,17  

       0,36  

Lợi nhuận sau thuế/doanh thu

Nguồn: Phân tích số liệu từ nguồn báo cáo TTKN, CV124/TTKN-KT ngày 06 tháng 3 năm 2019

Tính trên hiệu quả đồng vốn chủ sở hữu sử dụng, tính tại thời điểm hiện tại mô hình nuôi lươn thịt có nguồn giống nhân tạo sử dụng đồng vốn hiệu quả hơn mô hình nuôi lươn thịt sử dụng giống nhân tạo, tuy nhiên trong ngắn hạn mô hình nuôi lươn sử dụng giống tự nhiên chiếm ưu thế hơn vì lợi nhuận cận biên của mô hình này cao hơn mô hình nuôi lươn thịt từ giống nhân tạo (có lợi thế không bền vững vì nguồn giống tự nhiên sẽ trở nên khan hiếm khi mô hình nuôi lươn được nhân rộng). (bảng số 4)

Kết quả khảo sát về thực trạng và tiềm năng sản xuất kinh doanh lươn không bùn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Hình ảnh lươn nuôi trong bể xi măng không bùn

Sản lượng hòa vốn: Kết quả phân tích số liệu cho thấy, người nuôi lươn sẽ hòa vốn ở mức sản lượng 2.523 kg đối với mô hình nuôi lươn thịt giống tự nhiên; 5.965 kg đối với mô hình nuôi lươn thịt giống nhân tạo. (bảng số 5)

Bảng số 05: Sản lượng hòa vốn các mô hình nuôi lươn thịt

Đơn vị: kg

STT

 Mô hình

 Sản lượng hoà vốn

 Ghi chú

     1

Mô hình nuôi lươn thịt nhân tạo (lần)

                 5.965  

 Q=F/(P-V)
Q: Sản lượng
F: Chi phí cố định (giá trị khấu hao)
V: Chi phí biến đổi - CPSX/vụ
P: Giá

     2

Mô hình nuôi lươn thịt tự nhiên (lần)

                 2.523  

Q=F/(P-V)
Q: Sản lượng
F: Chi phí cố định (giá trị khấu hao 18 tháng)
V: Chi phí biến đổi - CPSX/2vụ
P: Giá

Nguồn: Phân tích số liệu từ nguồn báo cáo TTKN, CV124/TTKN-KT ngày 06 tháng 3 năm 2019

Theo số liệu phân tích trên, so sánh về hiệu quả mô hình nuôi lươn giữa heo thịt và hoa lan như sau:

Bảng số 06: Phân tích tỉ số tài chính mô hình nuôi lươn với một số mô hình sản xuất khác (mô hình lươn thịt giống nhân tạo: 18 tháng; mô hình lươn thị giống tự nhiên: 2 vụ 6 tháng; heo thịt: 6 tháng)

Tỉ số tài chính

Mô hình nuôi lươn thịt nhân tạo (lần)

Mô hình nuôi lươn thịt tự nhiên (lần)

 Mô hình nuôi heo thịt (lần)

 Ghi chú

Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

0,42

    0,53  

              0,22  

 Lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu

 Lợi nhuận biên

              0,17  

    0,36  

              0,10  

 Lợi nhuận sau thuế/doanh thu

Nguồn: Phân tích số liệu từ nguồn báo cáo TTKN, CV124/TTKN-KT ngày 06 tháng 3 năm 2019

Trên cơ sở kết hợp số liệu từ Trung tâm Khuyến nông và Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp, nhóm khảo sát đã tính toán một số chỉ số tài chính của các mô hình như bảng trên, hiệu quả sử dụng đồng vốn của mô hình nuôi lươn chiếm ưu thế hơn do sức sinh lợi cao hơn các mô hình còn lại. Hơn nữa lợi nhuận của hai mô hình này cũng cao hơn các mô hình khác đã nói lên mức độ ổn định về sức sinh lợi mô hình. Trong khi mô mình nuôi heo thịt có có hiệu quả sử dụng đồng vốn và lợi nhuận cận biên thấp hơn. Đồng thời từ tỉ số lợi nhuận cận biên của mô hình nuôi heo thịt cho thấy, nuôi heo thịt hiện nay chiếm rủi ro rất cao do biên độ dao động của thông số này rất nhỏ (lợi nhuận khoảng 10% doanh thu), tỉ số này rất thấp hơn so với tỉ suất lợi nhuận biên của ngành nông nghiệp (15-20%).

Phân tích thị trường lươn thịt: Hiện nay nguồn lươn thịt tại thị trường Thành phố đều do chợ đầu mối Bình Điền làm đầu mối cung ứng chủ lực. Trong đó, lươn thịt nhập chủ yếu từ các tỉnh như Đồng Nai, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Tây Ninh chiếm 97% (tương đương khoảng 5.566 tấn/năm), phần còn lại rất nhỏ khoảng 3% lươn thịt có nguồn gốc nuôi tại Thành phố (tương đương khoảng 194,5 tấn/năm). (Sơ đồ số 01)

Sơ đồ số 01: Mô tả kênh phân phối lươn thịt tại TP. HCM

Phần lớn nguồn lươn thịt thương phẩm đã được tập kết tại chợ đầu mối Bình điền, tư thương tiến hành phân phối lại cho các thương lái bán đi miền Bắc, miền Trung, miền Đông Nam bộ với tỉ trọng lần lượt là 30%, 20%, 10%, tương ứng với sản lượng tiêu thụ lần lượt là 1.728tấn/năm, 1.152 tấn/năm, 576 tấn/năm; phần còn lại được tiêu thụ tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh chiếm 40% tương đương 2.304 tấn/năm.

Diễn biến giá lươn thịt tại thị trường Thành phố

Hiện tại do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi giá lươn giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2019 có sự biến động rất lớn, tỉ lệ tăng giá dao động từ 11,8% đến 25% tùy theo từng chủng loại, bình quân giá bán lẻ tại các chợ truyền thống tăng 18%, chợ bán sỉ khoảng 14,3%. (bảng số 7)

Bảng số 07: Giá lươn thịt tại các chợ

STT

Loại lươn

Giá tháng

3/2019

Giá tháng 6/2019

Phần trăm tăng (%)

Nơi bán

1

Lươn vàng giống tỉnh Miền Tây

170.000

190.000

11,8

Các chợ truyền thống

2

Lương vàng giống Campuchia

160.000

200.000

25

Các chợ truyền thống

3

Lươn vàng  xanh (nhiều con/kg)  tỉnh Miền Tây

145.000

170.000

17,2

Các chợ truyền thống

 

Giá bình quân giá bán lẻ

158.000

186.000

18

-

4

Lươn vàng, xanh, vàng nhạt, loại lớn (giá bán sỉ)

140.000

160.000

14,3

Chợ đầu mối Bình Điền

2. Đánh giá tiềm năng thị trường tiêu thụ lươn tại Thành phố

Về nhu cầu tiêu thụ lươn qua sức tiêu thụ tại chợ đầu mối: Như đã trình bày ở trên, hàng năm lượng lươn thịt nhập về Thành phố tương đối lớn, điều này cho thấy sức mua sản phẩm lươn tại thị trường Thành phố khá cao. Trong đó, lượng lươn thực tế tiêu thụ tại Thành phố chiếm 40% tương đương 2.304 tấn/năm. Trong khi đó sản lượng nuôi tại thành phố đạt khoảng 194 tấn/năm, chỉ chiếm 3% nhu cầu hiện tại của thị trường.

Bảng số 08: Nguồn lươn thịt tiêu thụ tại thị trường TP. HCM

Đơn vị: tấn/năm

Nguồn lươn thịt

Lượng lươn tiêu thụ hàng năm (tấn)

 Tỉ trọng (%)

Lươn các tỉnh nhập về TP. HCM

        5.566  

              97  

Lươn nuôi tại TP. HCM (tấn/năm)

        194,5  

                3  

 Tổng tiêu thụ lươn thịt tại thị trường TP. HCM

        5.760,5  

            100  

Kết quả phân tích trên cho thấy, lươn thịt nuôi tại Thành phố chỉ đáp ứng được 3% tổng nhu cầu của thị trường Thành phố, điều này nói lên rằng việc phát triển ngành nuôi lươn thịt tại Thành phố là rất triển vọng về tính khả thi của thị trường, nhất là trong bối cảnh bệnh dịch gây bất lợi cho ngành chăn nuôi heo như hiện nay. Đồng thời theo ghi nhận từ các hộ sản xuất, lươn thịt không đủ cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong nước và sản phẩm này có tiềm năng xuất khẩu sang các nước trong khu vực là rất lớn. (bảng số 8)

  • Đánh giá tiềm năng tiêu thụ lươn theo xu hướng tiêu thụ lươn thịt của người tiêu dùng:

Hiện nay, Việt Nam cùng với nhiều nước trên thế giới có xu hướng sử dụng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và đầy đủ các chất dinh dưỡng như lươn thịt, cá đồng, cá biển ngày càng gia tăng. Đặc biệt đối với những đối tượng có cơ địa nhạy cảm như người già và trẻ nhỏ, thịt lươn luôn là lựa chọn hàng đầu. Thịt lươn có nhiều chất dinh dưỡng cao như vitamin A, B1, B6.Trong khi đó, dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng, khả năng giảm đàn heo là không tránh khỏi nên cần thiết phải có sản phẩm thay thế. Trước mắt thịt lươn là một trong những sản phẩm có tiềm năng thay thế bởi những giá trị dinh dưỡng của nó (theo Trung tâm dinh dưỡng TP.Hồ Chí Minh).

  • Đánh giá tiềm năng tiêu thụ lươn thông qua thị trường nhập khẩu lươn trên thế giới

+ Nhập khẩu lươn của Việt Nam

Tin Tức Liên Quan

Cá cảnh sản phẩm tiềm năng

02-10-2023
Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui tao nhã mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao, nghề sản xuất và kinh doanh cá cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành và phát triển từ lâu. Hiện nay nghề nuôi cá

Văn Bản Pháp Luật

Đơn Vị Hỗ Trợ

Chợ phiên nông sản an toàn

Đảng Đoàn Thể

Thống Kê

Đang Hoạt Động : 61

Hôm Nay : 69

Hôm Qua : 99

Số Lượt Truy Cập : 9338

Thiết bị thể dục ngoài trời
Thiết bị tập thể dục ngoài trời
Dụng cụ thể dục ngoài trời
Dụng cụ tập thể dục ngoài trời
thiết bị thể thao công viên
thiết bị thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể thao công viên
dụng cụ thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể dục công viên
ghế sắt công viên
dụng cụ thể dục công viên
thể thao công viên
thể dục công viên
dụng cụ thể thao
dụng cụ thể dục
cầu bập bênh cho trẻ
dụng cụ ghế ngồi công viên
dụng cụ the thao công viên giá rẻ
dụng cụ tập thể thao ngoài công viên
thiết bị tập thể thao ngoài công viên