Trật tự mới của thế giới thời hậu COVID sẽ ra sao?

75 năm trước, tại San Francisco, 50 quốc gia đã ký điều lệ tạo ra Liên Hiệp Quốc (UN). Trong một số cách, vai trò của tổ chức này đã vượt quá mong đợi. Không giống như Liên minh các quốc gia, được thành lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Liên Hiệp Quốc đã tồn tại và phát triển, đóng góp to lớn trong vai trò kiến tạo một thế giới trật tự hơn. Số thành viên của tổ chức nà đã tăng lên 193. Không có chiến tranh thế giới thứ ba.

Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc đã phải cử hành sinh nhật thứ 75 trong một bầu không khí không vui giữa bộn bề khó khăn, thách thức vai trò lãnh đạo thế giới của tổ chức này. Báo chí đã nói về chủ đề "Quyền lãnh đạo toàn cầu bị mất tích trong lúc thi hành nhiệm vụ" để nhấn mạnh sự bất lực của Liên Hiệp Quốc.

Theo The Economist, đại dịch Covid-19 vừa bùng phát là một thử thách mới đối với trật tự được thiết lập cách nay 75 năm dưới quyền lãnh đạo của Mỹ. Thế nhưng, giờ đây, với Tổng thống Donald Trump ở Nhà Trắng, vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ không còn thấy đâu, trong lúc hai thế lực còn lại Trung Quốc và Liên minh Châu Âu vẫn chưa đủ sức đảm đương.

Đối mặt với dịch bệnh, ông Trump không chỉ gợi ý về những cách chữa bệnh kỳ quặc, mà còn quan tâm nhiều hơn đến việc đổ lỗi cho Trung Quốc về đại dịch, thay vì huy động sức lực của thế giới chống đại dịch, thể hiện qua việc đình chỉ tài trợ và đe dọa rời bỏ Tổ chức Y tế Thế giới.

Còn Trung Quốc thì rõ ràng thiếu tư cách lãnh đạo. Phản ứng ban đầu của Bắc Kinh đối với virus corona là che giấu sự thật, rồi đến khi dùng biện pháp mạnh chặn được dịch bệnh thì lại khoe khoang thành tích trên khắp thế giới và ban ơn cho các nước.

Riêng châu Âu thì vội vàng đóng cửa biên giới, kể cả trong khu vực Schengen trên danh nghĩa không còn biên giới. Trong bối cảnh đó, một Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc bị chia rẽ đã hầu như bị tê liệt, trở thành kẻ bị “mất tích trong lúc thi hành nhiệm vụ”.

Thực tế, không phải chờ đến đại dịch Covid-19 thì trật tự thế giới mới chao đảo, mà từ hơn một thập niên trước đây, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-09 đã nuôi dưỡng hai xu hướng dân túy và nghi kỵ các định chế quốc tế. Ngay cả các thành viên thường trực nắm quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an lẽ ra phải tôn trọng trật tự, cũng đã lơ là việc này. Chẳng hạn, Trung Quốc vẫn đang ngang nhiên chiếm cứ các vùng tranh chấp ở Biển Đông.

Vậy ai hiện đang điều hành thế giới lúc này? Nước Mỹ bắt đầu mệt mỏi, còn Trung Quốc tỏ ra nôn nóng với những tính toán riêng. Trái với Mỹ, một siêu cường từng gánh vác công việc của cả hành tinh, Trung Quốc chỉ muốn lợi dụng tư thế lãnh đạo để muốn làm gì thì làm. 

Tầm vóc của Trung Quốc đang tăng lên ít nhất thể hiện qua ngân sách nước này đóng góp cho Liên Hiệp Quốc. Hiện tại, họ trả 12% ngân sách so với 1% vào năm 2000. Các nhà ngoại giao của Trung Quốc đứng đầu bốn trong số 15 cơ quan chuyên trách của Liên Hiệp Quốc. Nếu các quốc gia khác không hành động, hệ thống sẽ phản ánh quan điểm mở rộng của Trung Quốc về chủ quyền quốc gia và khả năng chống lại sự can thiệp, ngay cả khi đối mặt với các vi phạm nhân quyền thô bạo.

Đây là hệ quả từ khái niệm mà học giả Fareed Zakaria mô tả là “sự trỗi dậy của phần còn lại thế giới" (đặc biệt là Trung Quốc), khiến cho nước Mỹ bị suy giảm lợi thế tương đối mặc cho sức mạnh kinh tế và quân sự của Mỹ vẫn tiếp tục tăng lên.

Hội đồng Bảo an trao quyền kiểm soát cho Anh và Pháp, các cường quốc đã giảm cả sức mạnh lẫn vai trò lãnh đạo kể từ năm 1945, nhưng lại không trao thêm quyền cho Nhật Bản, Ấn Độ, Brazil, Đức hoặc bất kỳ quốc gia châu Phi nào. 

Tiến sĩ Richard Haass là Chủ tịch tổ chức Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ, đã có bài viết “Đại dịch sẽ tiếp tục thúc đẩy lịch sử thay vì định hình lại nó” xuất bản trên Tạp chí Foreign Affair chuyên về các vấn đề quốc tế của Mỹ. Ông cho rằng, cuộc khủng hoảng sẽ mang lại những cam kết mới trong việc xây dựng trật tự quốc tế mạnh mẽ hơn, giống như thảm họa từ Thế chiến II đã dẫn đến các thỏa thuận thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng và dân chủ trong gần ba phần tư thế kỷ.

Một sự thay đổi như vậy sẽ bao gồm các dự án hợp tác lớn hơn để theo dõi sự bùng phát của các bệnh truyền nhiễm và giải quyết hậu quả của chúng, cũng như việc sẵn sàng để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, đặt ra các quy tắc cho không gian mạng, hỗ trợ các nhóm người bị buộc phải di cư, giải quyết tình trạng phổ biến hạt nhân và vấn đề khủng bố.

Tuy nhiên, vẫn có khả năng mọi chuyện sẽ không diễn ra theo đúng như các tiền lệ trong quá khứ. Thế giới ngày nay đơn giản không dễ tuân theo khuôn khổ. Quyền lực được phân phối cho nhiều bên hơn bao giờ hết, cả chủ thể quốc gia lẫn phi quốc gia khiến việc đạt được đồng thuận chung khó khăn hơn. Các công nghệ và thách thức mới cũng đã vượt qua khả năng kiểm soát của số đông. 

Vì thế, có thể thế giới hậu đại dịch sẽ không diễn ra giống giai đoạn sau Thế chiến II mà lại giống giai đoạn sau Thế chiến I: Một kỷ nguyên mà sự can dự của Mỹ ngày càng giảm và biến động quốc tế gia tăng. 

The Economist nhận định một cách bi quan: “Các cơ chế của Liên Hiệp Quốc thiết lập từ năm 1945 không còn thích ứng với năm 2020, đừng nói chi là sau đó”. Tuy nhiên, thế giới vẫn chưa đạt đến điểm không thể quay trở lại. Trong nhiều thập kỷ, các cường quốc trung gian đã phụ thuộc vào Mỹ trong việc bảo trì định kỳ của hệ thống.

Ngày nay, họ cần phải tự đảm nhận nhiều công việc hơn. Pháp và Đức đã tạo ra một liên minh cho chủ nghĩa đa phương, một sáng kiến ​​mở cửa cho các quốc gia khác. Một ý tưởng khác là dành cho 9 quốc gia, bao gồm Nhật Bản, Đức, Úc và Canada, cùng nhau tạo ra một phần ba GDP thế giới, để thành lập một ủy ban để bảo vệ trật tự thế giới. Quad là một liên minh mới nổi giữa Ấn Độ, Úc, Nhật Bản và Mỹ nhằm ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông.

 nhipcaudautu

Tin Tức Liên Quan

Nhật Bản mở cửa trở lại

26-06-2020
Nhằm giúp nền kinh tế phồi phục trở lại, chính phủ Nhật Bản động viên toàn dân đi du lịch và tham giá các hoạt động vui chơi giải trí.

Trung Quốc thiếu chuối

14-03-2020
Giá chuối Trung Quốc tăng đều đặn vào tuần trước (từ ngày 01-7/3). Các vùng sản xuất ở Quảng Đông và Quảng Tây đang gần kết thúc mùa cung ứng của họ. Khối lượng cung của họ ít. Ở Vân Nam, một số vùng

Văn Bản Pháp Luật

Đơn Vị Hỗ Trợ

Chợ phiên nông sản an toàn

Đảng Đoàn Thể

Thống Kê

Đang Hoạt Động : 66

Hôm Nay : 63

Hôm Qua : 103

Số Lượt Truy Cập : 6228

Thiết bị thể dục ngoài trời
Thiết bị tập thể dục ngoài trời
Dụng cụ thể dục ngoài trời
Dụng cụ tập thể dục ngoài trời
thiết bị thể thao công viên
thiết bị thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể thao công viên
dụng cụ thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể dục công viên
ghế sắt công viên
dụng cụ thể dục công viên
thể thao công viên
thể dục công viên
dụng cụ thể thao
dụng cụ thể dục
cầu bập bênh cho trẻ
dụng cụ ghế ngồi công viên
dụng cụ the thao công viên giá rẻ
dụng cụ tập thể thao ngoài công viên
thiết bị tập thể thao ngoài công viên