Hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú. Cơ cấu hàng xuất khẩu được cải thiện theo hướng tích cực, giảm dần xuất khẩu thô, tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến ngày càng cao. Giá trị xuất khẩu bình quân trên đầu người của nước ta là 3.000 USD năm 2020, tăng nhiều lần so với những năm thập niên 80, 90. Các mặt hàng ngành nông nghiệp như thủy sản, gạo, cao su, hạt điều, rau quả, cà phê nằm trong nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất làm thủ tục hải quan tại Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh (Nguồn Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh).
Để hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản trong việc tiếp cận thủ tục, tiêu chuẩn, quy định của nước nhập khẩu, các đơn vị chức năng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi nhận được công điện của nước nhập khẩu đã kịp thời thông tin đến các Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố, các Hiệp hội ngành hàng, các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản, các tổ chức cá nhân liên quan. Một số thông tin hỗ trợ có nội dung như sau:
- Công văn số 175/BVTV-ATTPMT của Cục Bảo về thực vật ký ngày 20 tháng 01 năm 2022 về hướng dẫn Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có nguồn gốc thực vật thực hiện việc đăng ký xuất khẩu vào Trung Quốc. Theo đó, từ năm 2022 việc đăng ký Doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu vào Trung Quốc được thực hiện trực tuyến trên website https://cifer.singlewindow.cn, Cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có nguồn gốc thực vật thực hiện đăng ký như sau:
Lưu ý: Doanh nghiệp thương mại hoặc đại lý xuất khẩu thực phẩm (không đăng ký theo lệnh 248) phải cung cấp thông tin qua hệ thống quản lý hồ sơ đăgn ký và nộp đơn đăng tại website http://ire.customs.gov.cn/. Sau khi gửi thông tin đăng ký, doanh nghiệp thương mại hoặc đại lý xuất khẩu thực phẩm sẽ nhận được số series do hệ thống quản lý hồ sơ cung cấp. Doanh nghiệp có thể sử dụng số series này để kiểm tra quy trình nộp hồ sơ đăng ký và sửa đổi thông tin nộp hồ sơ của các doanh nghiệp thương mại hoặc đại lý xuất khẩu và công bố danh sách trên website của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Thông tin được công bố sẽ bao gồm hoạt động kinh doanh, tên doanh nghiệp thương mại hoặc đại lý xuất khẩu, quốc gia (khu vực).
2. Thực hiện đăng ký
Bước 1: Doanh nghiệp đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp tài khoản (account) cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp cung cấp các thông tin sau bằng tiếng anh qua email: [email protected]
Bước 2: Cục Bảo vệ thực vật thực hiện việc đăng ký tài khoản cho doanh nghiệp trên website https://cifer.singlewindow.cn và thông báo cho doanh nghiệp tài khoản đã được cấp (gồm user name và password)
Bước 3: Doanh nghiệp thực hiện đăng ký online (https://cifer.singlewindow.cn)
Bước 4: Sau khi kiểm tra hồ sơ, Cục Bảo vệ thực vật sẽ gửi hồ sơ tới Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) nếu hồ sơ yêu cầu.
Bước 5: Doanh nghiệp theo dõi quá trình đăng ký và nhận phản hồi của Cục Bảo vệ thực vật và GACC trực tiếp trên website.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc. liên hệ: Cục Bảo về thực vật qua Phòng An toàn thực phẩm và môi trường (Địa chỉ: 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Hà nội - điện thoại: 024.3533 4036/ 024.3537 9743, email: [email protected])
- Công văn số 53/CBTTNS-CN của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký ngày 28 tháng 01 năm 2022 thông tin về việc Ả-rập Xê-út thay đổi thủ tục nhập khẩu mật ong, cụ thể như sau:
Đỗ Thị Nhàn
Đính kèm tài liệu
Đang Hoạt Động : 89
Hôm Nay : 15
Hôm Qua : 190
Số Lượt Truy Cập : 6370