Làm giàu nhờ nuôi cá chốt

      Trong đợt đầu tiên năm 2020, sau 5 tháng nuôi cá chốt, ông thu hoạch được 1.3 tấn cá thương phẩm. Thương lái đến mua tại ao với giá 130.000đ/kg (nếu bán lẻ, giá 170.000đ/kg).

      Tiên phong nuôi cá chốt

      Ông Nguyễn Văn Hết, 52 tuổi, quê ở ấp Hòa Nhờ B, xã Hòa Tú 2, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng là một nông dân sống bằng nghề nuôi tôm sú. Gần đây ông chuyển sang nuôi cá chốt, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi.

Ông Nguyễn Văn Hết chia sẻ mô hình nuôi cá chốt. Ảnh: Thành Hiệp.

      Gia đình ông trước đây có 7 ao tôm nhưng do tiền đầu tư cho con tôm quá cao lại thường hay gặp rủi ro nên sau một thời gian tìm hiểu về nhu cầu của thị trường, ông đã quyết định chuyển sang nuôi cá chốt và ông là người đầu tiên ở Mỹ Xuyên có ý tưởng táo bạo nuôi loài thủy sản mới mẻ này. Nhờ có nhiều năm nuôi trồng thủy sản, ông đã mày mò nghiên cứu cách nuôi, môi trường thích nghi cho sinh sản. Cuối cùng ông tìm được bí quyết làm thế nào để thành công.

      Xưa nay, cá chốt là một loài cá quê mùa, thường chỉ dùng cho các bếp nghèo. Đa số người khai thác được loài cá này chỉ dành để làm mắm. Nhưng nay thì khác, cá chốt đã trở thành một loại đặc sản quý hiếm vì đây là một loài cá sống ngoài thiên nhiên, thịt ngon và lành, ai cũng ưa thích. Hiện nay, nhiều nhà hàng, quán ăn nổi tiếng đã chế biến con cá chốt thành những món ngon độc đáo như cá chốt kho tiêu, cá chốt nấu lá me non và cá chốt nấu canh chua cơm mẻ. Do cá ngoài thiên nhiên ngày càng cạn kiệt nên thị trường khan hiếm, giá cả luôn cao hơn một số loài cá khác.

Cá chốt trắng. Ảnh: Tổng cục Thuỷ sản.

      Cá chốt có nhiều loại: cá chốt giấy, các chốt đen, cá chốt vàng, cá chốt trắng…ngon nhất là cá chốt trắng (tên khoa học là mystus planiceps), thuộc họ cá lăng, con dài từ 14 – 30 cm, có 4 đôi râu màu đen, thịt rất ngon, không tanh. Nắm bắt được ưu thế đó, ông Hết đã bỏ ra nhiều thời gian và công sức để nuôi thử nghiệm con cá chốt trắng.

      Khởi đầu ông mua cá bố mẹ (đang ngậm trứng) về nuôi nhưng cá không đẻ hoặc đẻ rất ít vì không nắm được đặc tính sinh trưởng của loài cá này. Sau đó, ông nhờ một kỹ sư thủy sản nghiên cứu kích thích cho sinh sản nhân tạo để tạo nguồn cá giống và phục vụ cho người nuôi. Từ thành công đó, ông bắt đầu cải tạo ao nuôi, tiêu diệt các loài cá tạp trước khi thả con giống, tạo nguồn nước ra vào cho ao.

Cá chốt vừa đánh bắt. Ảnh: Thành Hiệp.

      Kinh nghiệm nuôi cá chốt thương phẩm

      Sau một thời gian nuôi, ông Hết đã rút ra một bài học kinh nghiệm: Cá chốt phát triển nhanh ở vùng nước lợ, tốt nhất là độ mặn từ 4 – 10 phần ngàn. Ở độ mặn cao cá vẫn sống nhưng chậm lớn. Ông Hết chia sẻ: Cá chốt tuy dễ nuôi nhưng người nuôi phải nắm bắt kỹ thuật, trước hết là phải dọn ao cho thật kỹ để tránh hao hụt. Mật độ nuôi không nền quá dầy, tốt nhất là 100 con/m2. Về thức ăn, lúc mới thả, ông dùng cá rô phi luộc chín, bỏ xương rồi xay nhuyễn rải cho ăn. Sang tuấn thứ hai, ông cho ăn thức ăn của tôm thẻ. Khi cá lớn hơn cho ăn thức ăn của cá kèo. Nhờ vậy mà cá tăng trưởng khá nhanh.

      Trong đợt đầu tiên năm 2020, sau 5 tháng nuôi, ông thu hoạch được 1,3 tấn cá thương phẩm. Thương lái đến mua tại ao với giá 130.000đ/kg (nếu bán lẻ, giá 170.000đ/kg). Hiện ông đang tăng diện tích nuôi và thả con giống đợt hai trên diện tích ao nuôi gấp đôi, ước tính trừ hết các chi phí còn lời khoảng 400 triệu đồng/năm.

Cá chốt kho sả ớt tại một nhà hàng ở Bạc Liêu. Ảnh: Thành Hiệp.

      Được biết năm 2013, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ và Khoa Nông nghiệp, Đại học Bạc Liêu đã nghiên cứu cho sinh sản thành công loại cá này. Hiện nay, ngoài nuôi cá thương phẩm, ông Hết còn sản xuất cá giống để cung cấp cho người nuôi. Từ đầu năm đến nay ông đã bán ra trên 1 triệu con cá giống với giá 80đ/con. Ông khẳng định so với con tôm sú hoặc tôm thẻ, nuôi cá chốt ít tốn tiền đầu tư hơn, cá ít bị bệnh, giá cả lại luôn ở mức cao, thị trường lúc nào cũng khan hiếm.

      Trong quá trình nuôi trồng thủy sản, ông Hết đã nhận được nhiều giải thưởng và nhiều giấy khen của xã và của huyện. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, Huỳnh Ngọc Nhã đánh giá: “Mô hình của ông Nguyễn Văn Hết là một trong những hướng đi mới trong việc phát triển thêm loài thủy sản nhằm tăng thu nhập. Đây là loài cá thích hợp cho cả vùng nước ngọt, mặn, lợ, nhẹ công chăm sóc, chi phí đầu tư cho vụ nuôi thấp”

(Theo nguồn Thành Hiệp – Báo Nông nghiệp Việt Nam)

Cẩm Loan

Tin Tức Liên Quan

Làm giàu nhờ nuôi cá chốt

28-07-2020
Trong đợt đầu tiên năm 2020, sau 5 tháng nuôi cá chốt, ông thu hoạch được 1.3 tấn cá thương phẩm. Thương lái đến mua tại ao với giá 130.000đ/kg (nếu bán lẻ, giá 170.000đ/kg).

Sẽ ban hành hướng dẫn thực thi EVFTA

27-05-2020
Để tận dụng cơ hội từ EVFTA, giúp nền kinh tế có thêm động lực phát triển trong bối cảnh dịch Covid-19, Bộ Công Thương đã và đang phối hợp tích cực với các Bộ, ban, ngành liên quan để sớm ban hành các

Nuôi loài vật “ăn tre đẻ ra tiền”

13-05-2020
Dúi là loài động vật răng sắc, giỏi đào hang, thường chỉ phát triển tốt ở vùng rừng núi. Thế nhưng, qua bàn tay nông dân Phạm Thế Quang, con dúi lại nên duyên với đất Tây Ninh. Hiện trang trại anh Qua

Văn Bản Pháp Luật

Đơn Vị Hỗ Trợ

Chợ phiên nông sản an toàn

Đảng Đoàn Thể

Thống Kê

Đang Hoạt Động : 21

Hôm Nay : 108

Hôm Qua : 99

Số Lượt Truy Cập : 9377

Thiết bị thể dục ngoài trời
Thiết bị tập thể dục ngoài trời
Dụng cụ thể dục ngoài trời
Dụng cụ tập thể dục ngoài trời
thiết bị thể thao công viên
thiết bị thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể thao công viên
dụng cụ thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể dục công viên
ghế sắt công viên
dụng cụ thể dục công viên
thể thao công viên
thể dục công viên
dụng cụ thể thao
dụng cụ thể dục
cầu bập bênh cho trẻ
dụng cụ ghế ngồi công viên
dụng cụ the thao công viên giá rẻ
dụng cụ tập thể thao ngoài công viên
thiết bị tập thể thao ngoài công viên