Kích cầu sản phẩm nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh

      Những năm qua, thành phố Hồ Chí Minh đang từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp cho phù hợp đặc thù nông nghiệp đô thị. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm mạnh diện tích trồng lúa một vụ, hiệu quả kém sang các các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của Thành phố như rau an toàn, hoa lan, cây kiểng, cá cảnh, chăn nuôi bò sữa...

      Chính sách hỗ trợ nông nghiệp

      Thành phố liên tục có những chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, gần đây nhất là Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017-2020 (Quyết định số 655//QĐ-UBND) do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành ngày 12/02/2018. Thông qua chính sách này, các tổ chức, cá nhân được:

      - Hỗ trợ 100% lãi suất: Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản, mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp; khai thác tổ yến theo quy hoạch; khai thác đánh bắt thủy sản không mang tính lạm sát (bao gồm: đóng mới; thay mới, nâng cấp công suất máy dưới 90 CV; nâng cấp công suất máy từ 90 CV lên dưới 400 CV); thay mới giống đàn bò sữa hiện hữu có năng suất thấp; sản xuất giống; sản xuất nông nghiệp tốt và sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được cấp chứng nhận.

      - Hỗ trợ 80% lãi suất: Đầu tư sản xuất hoa lan, cây kiểng, cá cảnh, bò sữa (từ 15 con trở lên, đảm bảo vệ sinh môi trường), bò thịt hoặc nuôi trồng thủy sản khai thác hiệu quả nguồn nước kênh Đông.

      - Hỗ trợ 60% lãi suất: Đầu tư sản xuất các loại cây trồng vật nuôi khác theo quy hoạch và theo chủ trương; ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; mua nguyên nhiên vật liệu phát triển ngành nghề nông thôn; khai thác đánh bắt thủy sản không mang tính lạm sát (bao gồm sửa chữa phương tiện, mua sắm ngư lưới cụ đối với tàu dưới 400 CV); sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc phát triển du lịch sinh thái.

Kích cầu sản phẩm nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh

Sản xuất rau trong nhà màng

Kích cầu sản phẩm nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh

Nuôi heo trong nhà lạnh

      Ngoài ra Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh còn có những chính sách hỗ trợ khác như: Quyết định số 50/2015/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 ban hành quy định về thực hiện chương trình kích cầu đầu tư của thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày 8/6/2015 ban hành chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu cho các Hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ thành lập mới trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015–2020... Với những hỗ trợ thiết thực này, người sản xuất nông nghiệp sẽ có cơ hội đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, mang lại những sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

      Nâng cao chất lượng thực phẩm

      Hiện nay, sản xuất nông nghiệp đạt chuẩn VietGAP đang được khuyến khích sản xuất và sử dụng rộng rãi. Tiêu chuẩn VietGAP có ưu điểm kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như người sản xuất, sản phẩm.

      Trong 5 tháng đầu năm 2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chứng nhận VietGAP cho 39 cơ sở, với diện tích 86,10 ha. Tính lũy tiến đến nay, tổng số cơ sở sản xuất rau, quả trên địa bàn thành phố chứng nhận VietGAP là 1.103 tổ chức, cá nhân, với tổng diện tích canh tác là 899,41 ha, tương đương 4.954,40 ha diện tích gieo trồng, sản lượng dự kiến 116.923 tấn/năm; Chứng nhận VietGAP cho 1.469 hộ nuôi heo tại huyện Củ Chi và Hóc Môn, với tổng đàn 146.621 con. Tại vùng nuôi tôm tập trung 2 huyện Nhà Bè và Cần Giờ có tổng cộng 447 cơ sở nuôi tôm xây dựng mô hình nuôi thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm, tổng diện tích là 551,57 ha. Đồng thời Phối hợp Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố thực hiện chuỗi thực phẩm an toàn cấp 183 giấy chứng nhận cho 90 trang trại, cơ sở sản xuất, sơ chế tham gia chuỗi thuộc địa bàn thành phố và 11 tỉnh, với tổng sản lượng 102.000 tấn/năm.

Kích cầu sản phẩm nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh

Trồng rau VietGAP

Kích cầu sản phẩm nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh

Kiểm tra chất lượng tôm nuôi trong ao

      Nâng cao niềm tin cho người tiêu dùng về sản phẩm VietGAP

      Người tiêu dùng thường lo lắng về chất lượng thực phẩm được bày bán trên thị trường. Tuy nhiên, với tem truy xuất nguồn gốc được dán trên bao bì sản phẩm thực phẩm, người tiêu dùng có thể biết ngay những thông tin cần thiết về nguồn gốc sản phẩm, quá trình canh tác, sơ chế, đóng gói… chỉ qua một thao tác đơn giản bằng máy quét hay điện thoại thông minh (smartphone). Tại thành phố Hồ Chí Minh, các đơn vị triển khai mô hình truy xuất nguồn gốc rau VietGAP gồm: Hợp tác xã Phước An (huyện Bình Chánh), Hợp tác xã Phú Lộc, Hợp tác xã Nấm Việt (huyện Củ Chi) và HTX Mai Hoa (huyện Hóc Môn), các sản phẩm này được bày bán trên 50 điểm bán tại các hệ thống siêu thị Saigon Co.op, siêu thị Big C, siêu thị Lotte và siêu thị AEON.

Kích cầu sản phẩm nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh

Tem và thông tin truy xuất nguồn gốc rau

      Đồng thời, người tiêu dùng Thành phố có thể tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm đạt chuẩn VietGAP thông qua hệ thống các Chợ phiên Nông sản an toàn thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức định kỳ hàng tuần, gồm các điểm: Khuôn viên Nhà hàng Đông Hồ (sáng thứ 7), Trung tâm Triển lãm và Hội chợ Tân Bình (sáng thứ 7), Khuôn viên Ban Điều hành Khu phố 6, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân (sáng thứ 7), Công viên Lê Văn Tám – quận 1 (sáng chủ nhật), Công viên Lê Thị Riêng – quận 10 (sáng chủ nhật), Công viên Bình Phú - quận 6 (sáng chủ nhật). Bình quân một phiên chợ thu hút từ 500 – 1000 lượt khách tham quan, mua sắm, tìm kiếm đối tác đầu tư – thu mua sản phẩm. Doanh thu bình quân 1 phiên chợ đạt từ 180 – 270 triệu đồng/phiên

Kích cầu sản phẩm nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh

Khai mạc Chợ phiên Nông sản an toàn quận Bình Tân

Kích cầu sản phẩm nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh

Kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại Chợ phiên

      Để có thể tham gia bán hàng tại Chợ phiên, các đơn vị sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp phải đạt tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP, có sản phẩm tham gia chuỗi thực phẩm an toàn cho Thành phố.

      Ngoài ra, Chợ phiên còn có đội ngũ cán bộ Ban quản lý an toàn thực phẩm trực tiếp kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của các sản phẩm được bán.

      Những hoạt động tích cực này đã phần nào tạo được niềm tin cho người tiêu dùng về thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có chứng nhận. Từ đó đẩy mạnh tiêu thụ nông sản an toàn, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo động lực cho các tổ chức, cá nhân mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp.

Phương Dung

Tin Tức Liên Quan

Xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ

12-09-2019
Để có định hướng, mục tiêu phát triển sản xuất hữu cơ, thương mại sản phẩm cũng như các giải pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Đề án “Phát triển nông nghiệp hữu cơ gia

Văn Bản Pháp Luật

Đơn Vị Hỗ Trợ

Chợ phiên nông sản an toàn

Đảng Đoàn Thể

Thống Kê

Đang Hoạt Động : 5

Hôm Nay : 35

Hôm Qua : 34

Số Lượt Truy Cập : 4333

Thiết bị thể dục ngoài trời
Thiết bị tập thể dục ngoài trời
Dụng cụ thể dục ngoài trời
Dụng cụ tập thể dục ngoài trời
thiết bị thể thao công viên
thiết bị thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể thao công viên
dụng cụ thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể dục công viên
ghế sắt công viên
dụng cụ thể dục công viên
thể thao công viên
thể dục công viên
dụng cụ thể thao
dụng cụ thể dục
cầu bập bênh cho trẻ
dụng cụ ghế ngồi công viên
dụng cụ the thao công viên giá rẻ
dụng cụ tập thể thao ngoài công viên
thiết bị tập thể thao ngoài công viên