Hội thảo “Thông tin thị trường nông sản cho hoạch định chính sách và định hướng xuất khẩu”

      Sáng ngày 02/12/2022, Tổ phân tích, dự báo thị trường nông sản thuộc Ban chỉ đạo Phát triển thị trường nông sản của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Viện chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn đã tổ chức Hội thảo “Thông tin thị trường nông sản cho hoạch định chính sách và định hướng xuất khẩu” nhằm giới thiệu số liệu thị trường cập nhật, các phân tích và dự báo thị trường trong nước và xuất khẩu mới nhất phục vụ kinh doanh cho các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng cũng như phục vụ công tác tham mưu, hoạch định chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước. Hội thảo được tổ chức tại Phòng họp Sen vàng AB, tầng 3, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, số 20 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội và kết hợp trực tuyến trên nền tảng Zoom.

Sáng ngày 02/12/2022, tại Phòng họp Sen vàng AB, tầng 3, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, số 20 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội, đã diễn ra buổi Hội thảo “Thông tin thị trường nông sản cho hoạch định chính sách và định hướng xuất khẩu”

      Phát biểu khai mạc tại Hội thảo TS. Trần Công Thắng – Viện trưởng Viện Chính Sách và Chiến lược PTNT cho biết, thời gian qua, tình hình xuất nhập khẩu đang là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam, trong đó ngành nông nghiệp đóng vai trò chủ chốt.

      Theo số liệu báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kết quả xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản trong tháng 11, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt trên 4,27 tỉ USD, giảm gần 5% so với cùng kỳ năm trước. Dù tháng 11 xuất khẩu giảm nhẹ nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu 11 tháng của năm 2022 đã chạm mốc 49 tỉ USD, vượt con số kỷ lục của cả năm 2021 là 48,6 tỉ USD. Bên cạnh đó, 11 tháng qua cũng có tám mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỉ USD và giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm trước như cà phê đạt 3,5 tỉ USD (tăng 31,5%), cao su đạt 2,9 tỉ USD (tăng 3,2%), gạo đạt 3,2 tỉ USD (tăng 6,9%), cá tra 2,2 tỉ USD (tăng 61%), tôm 4,1 tỉ USD (tăng 14,6%), gỗ và sản phẩm gỗ 14,6 tỉ USD (tăng 9%). Về thị trường xuất khẩu, châu Á vẫn đứng số một với gần 45% thị phần, tiếp đến là châu Mỹ và châu Âu lần lượt 27% và 11% thị phần. Về quốc gia thì Mỹ vẫn đứng số 1 với giá trị 12,3 tỉ USD, Trung Quốc khoảng 9,3 tỉ USD, tiếp đến là Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt 3,9 tỉ USD và 2,3 tỉ USD. Theo kế hoạch năm 2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Chính phủ giao chỉ tiêu xuất khẩu nông sản đạt 50 tỉ USD. 

      Bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, thì mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam đang còn tồn tại một số vấn đề như chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô, xuất khẩu tiểu ngạch còn nhiều; kim ngạch xuất khẩu vào thị trường cao cấp còn ít; quy trình nuôi trồng, thu hoạch chưa đạt chuẩn, chế biến còn hạn chế v.v… Cùng với đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và xung đột chiến tranh giữa Nga – Ukraine, chi phí dịch vụ, vận tải logistics tăng cao dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp, hạn chế năng lực cạnh tranh để xuất khẩu hàng hóa… Ngoài ra, còn phải đối mặt với nhiều thách thức do các thị trường nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ, EU luôn có những quy định cao hơn về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, chất lượng và quy trình kiểm soát chặt chẽ...

      Hội thảo đã tập trung trao đổi và thảo luận các nội dung như:

  • Một là Giới thiệu Bản tin thị trường xuất nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản chính;
  • Hai là Tình hình xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản các thị trường trọng điểm (Hoa kỳ, Trung Quốc, EU, hàn Quốc, ASEAN) năm  2022;
  • Ba là Giới thiệu website cơ sở dữ liệu thông tin thị trường một số mặt hàng nông sản chiến lược (lúa gạo, cà phê, ra quả);
  • Bốn là Thảo luận về các giải pháp nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống thông tin thị trường các ngành hàng nông sản.

      Ngoài ra, còn liên quan đến vấn đề công tác dự báo tình hình sản xuất, tiêu dùng và thương mại nông sản thế giới, trong đó hướng trọng tâm vào 3 ngành hàng chủ lực là lúa gạo, thủy sản và cà phê,…

      Hội thảo đã gợi mở một số định hướng giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam; đặc biệt, chú trọng tăng cường kết nối với các thị trường để khai thác tốt hơn dư địa và tận dụng được thế mạnh cũng như trong thời gian tới, Việt Nam cũng cần phải phát triển mạnh hơn cơ sở hạ tầng kho bãi và hệ thống logistics, vận chuyển bằng đường sắt, đường biển,... Qua đó, tăng thêm cơ hội xuất khẩu nông sản chính ngạch sang thị trường chủ lực Trung Quốc, cũng như kết nối chặt chẽ hơn nữa với hệ thống thương mại với các quốc gia trong khu vực...

Ngô Phạm Phương Chi

Tin Tức Liên Quan

Hội nghị sơ kết việc thực hiện thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa thành phố Hồ Chí Minh với một số địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ giai đoạn 2023 - 2024

02-10-2024
Sáng ngày 2 tháng 10 năm 2024 tại khách sạn Rex, UBND Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND 09 địa phương các tỉnh, thành phía Bắc và Bắc Trung Bộ tổ chức Hội nghị Sơ kết việc thực hiện thỏa thuận

Văn Bản Pháp Luật

Đơn Vị Hỗ Trợ

Chợ phiên nông sản an toàn

Đảng Đoàn Thể

Thống Kê

Đang Hoạt Động : 37

Hôm Nay : 165

Hôm Qua : 103

Số Lượt Truy Cập : 6330

Thiết bị thể dục ngoài trời
Thiết bị tập thể dục ngoài trời
Dụng cụ thể dục ngoài trời
Dụng cụ tập thể dục ngoài trời
thiết bị thể thao công viên
thiết bị thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể thao công viên
dụng cụ thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể dục công viên
ghế sắt công viên
dụng cụ thể dục công viên
thể thao công viên
thể dục công viên
dụng cụ thể thao
dụng cụ thể dục
cầu bập bênh cho trẻ
dụng cụ ghế ngồi công viên
dụng cụ the thao công viên giá rẻ
dụng cụ tập thể thao ngoài công viên
thiết bị tập thể thao ngoài công viên