Hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các tổ chức sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

      Sản phẩm nông sản tăng được sức cạnh tranh hay không, phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng thương hiệu. Mặc dù càng ngày càng có nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam chinh phục được thị trường thế giới, nhưng thiệt thòi lớn nhất của nông sản Việt Nam là khi xuất khẩu lại không được mang thương hiệu Việt. Các doanh nghiệp sản xuất ra nước ngoài đa phần chỉ được gắn mác “Made in Vietnam”. Điều này ẩn chứa rủi ro rất lớn vì nếu một trăm doanh nghiệp cùng sản xuất, chỉ cần một doanh nghiệp có vấn đề là cả ngành nông nghiệp Việt Nam bị tai tiếng. Do vậy, câu chuyện nhận diện và phát triển thương hiệu có ý nghĩa rất lớn đối với xuất khẩu nông sản, khẳng định vị thế của sản phẩm nông sản ra thị trường thế giới.

      Trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự chú trọng xây dựng thương hiệu. Mặc dù tham vọng của các doanh nghiệp rất lớn khi vươn tầm ra nhiều thị trường thế giới, nhưng nếu không làm được thương hiệu thì các doanh nghiệp sẽ không thực hiện được gì cả. Quá trình xây dựng thương hiệu cho nông nghiệp là quá trình tạo dựng niềm tin, uy tín, chứ không đơn giản là có logo và có một cái tên, một cái nhãn hiệu gắn cho nó. Quá trình này doanh nghiệp phải có chiến lược và kế hoạch quản trị phát triển thương hiệu một cách chuẩn xác, phù hợp và phải luôn đặt nó trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

      Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp sẽ triển khai hoạt động hỗ trợ tư vấn xây dựng chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu Chương trình nhằm giúp doanh nghiệp có được định hướng tốt hơn trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh, giá trị cốt lõi, tầm nhìn và sứ mệnh của thương hiệu. Chương trình triển khai qua 2 giai đoạn: (i) giai đoạn tập huấn kiến thức thương hiệu; và (ii) giai đoạn tư vấn xây dựng thương hiệu.

      Sau khi triển khai giai đoạn 1, ngày 3/10/2019 Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp cùng với Hội nông dân Thành phố, chuyên gia tư vấn đã thống nhất lựa chọn 5 đơn vị có quyết tâm và tiềm lực tham gia chương trình tư vấn xây dựng chiến lược thương hiệu. Những đơn vị này đã trải qua quá trình hoàn thiện và đưa sản phẩm ra thị trường như:

      1. Công ty TNHH XNK Thiên Nhiên Việt, đơn vị tại Củ Chi với sản phẩm bột rau sấy lạnh;

      Cây Rau Má, một thứ cây rất gần gũi với người nông dân Việt Nam, tưởng chừng chỉ có ở những vùng nông thôn, nhưng một bạn trẻ khởi nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đã đưa thứ rau này đến người tiêu dùng thành phố lớn. Đó là sản phẩm bột rau má sấy lạnh của Nguyễn Ngọc Hương, giám đốc điều hành công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thiên Nhiên Việt.

      Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thiên Nhiên Việt được thành lập từ năm 2016. Hiện nay đã có diện tích trồng (sản xuất)10.000m2 và tạo việc làm ổn định cho 20 người. Bên cạnh sản phẩm  Rau Má ban đầu, Công ty đã phát triển đa dạng các  loại sản phẩm như bột Lá Sen, bột Diếp Cá, bột Chùm Ngây, bột Trà Xanh, bột Tía Tô. Các sản phẩm sấy lạnh của công ty vẫn giữ nguyên vẹn vi chất tốt có trong rau tươi và màu xanh diệp lục tự nhiên, mang đến sự tiện dụng trong cuộc sống hiện đại và sự an tâm cho người dùng.

      Công ty đang từng bước định vị sản phẩm, xây dựng thương hiệu để trở thành sản phẩm được người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên lựa chọn.

      2. Hợp tác xã Rau sạch Song Hy, đơn vị tại Củ Chi với sản phẩm rau ăn lá;

      Hợp tác xã rau sạch Song Hy tọa lạc tại Số 28 đường Bùi Thị Bùng, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Hợp tác xã có 04 ha đất sản xuất với 09 thành viên, hàng ngày cung cấp khoảng 01 tấn rau sạch ra thị trường. Sản phẩm chủ yếu là rau ăn lá các loại như: cải xanh, cải ngọt, rau dền, mồng tơi, rau muống, cải thìa, rau gia vị,…Hợp tác xã áp dụng công nghệ hữu cơ vi sinh vào quy trình sản xuất để đảm bảo an toàn trong thực phẩm.

      Hướng phát triển trong thời gian tới Hợp tác xã sẽ mở rộng diện tích cũng như số lượng xã viên, sản xuất đa dạng chủng loại rau - củ - quả để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

      3. Trại nấm Nghĩa Nhân, đơn vị tại Nhà Bè với sản phẩm nấm bào ngư xám, nấm linh chi;

      Bắt đầu từ năm 2015, ông Trần Văn Tấn ở huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh đã nuôi trồng và sản xuất nấm rất thành công và hình thành trang trại Nghĩa Nhân. Đến nay, cơ sở đã phát triển ổn định tạo công ăn việc làm cho 10 người dân địa phương với thu nhập hơn 5 triệu đồng/người/tháng.

      Mỗi ngày trang trại sản xuất từ 100-150kg nấm bào ngư xám, cứ 3 tháng sản xuất ra 500kg nấm Linh chi đỏ. Doanh thu năm 2018 của trang trại của ông Tấn đạt khoảng 700 triệu đồng, thì sáu tháng đầu năm 2019 đạt 450 triệu đồng, điều này cho thấy việc làm ăn phát triển tốt. Trung bình, sau khi trừ chi phí sản xuất thì gia đình ông thu lợi nhuận từ 30 đến 50 triệu đồng/tháng.

      Ông muốn phát triển trang trại lớn hơn nữa và làm hồ sơ thành lập hợp tác xã để quy tụ thêm nhiều người cùng làm, ổn định được nguồn cung để tạo lợi thế đưa hàng ra thị trường.

      4. Hợp tác xã Nông nghiệp Tuấn Ngọc, đơn vị tại Quận 9 với sản phẩm rau ăn lá trồng theo thủy canh

      Hợp tác xã Nông nghiệp Tuấn Ngọc được thành lập vào ngày 20/03/2019 (tiền thân là Công ty TNHH Nông nghiệp Tuấn Ngọc) có địa chỉ tại 109 đường 10, khu phố 4, phường Phước Bình, Quận 9. Ngành nghề hoạt động chính: trồng và kinh doanh các loại rau, củ, quả theo phương pháp thủy canh công nghệ cao. Năm 2017, diện tích trồng rau là 1.000 m2, chủ yếu trồng các loại rau ăn lá. Đến năm 2019, diện tích trồng rau đã đạt hơn 10.200 m2. Tất cả các khu vực trồng rau đều nằm trong phường Long Trường, Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Các loại rau chủ lực hiện đang trồng tại vườn như: xà lách thủy canh, cải dún, cải xanh, cải ngọt, cải ngồng, cải thìa, bó xôi, tần ô, cải rổ, rau dền, dưa leo baby…

      5. Công ty TNHH Viet Nipa, đơn vị tại Cần Giờ với sản phẩm Mật dừa nước và sản phẩm từ dừa nước;

      Ở nhiều quốc gia trên thế giới đã có ngành công nghiệp dừa nước, chiết xuất mật, đường, dấm, rượu... nhưng ở Việt Nam, sản phẩm mật dừa lần đầu tiên được sản xuất ở một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là sản phẩm được ông chủ trẻ Phan Minh Tiến phát triển từ nguồn tài nguyên bản địa, cây dừa nước của Cần Giờ.

      Minh Tiến là người tốt nghiệp khoa công nghệ hóa, trường đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, những kiến thức học được giúp cho Tiến ứng dụng các công nghệ, chiết xuất thành công mật từ cây dừa nước theo hướng 100% từ tự nhiên. Phát triển sản phẩm từ dừa nước của Tiến không chỉ có giá trị kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân, mà còn góp phần bảo vệ hệ sinh thái, bởi dưới tán dừa là môi trường sống cho nhiều loài thủy sản.

      Sau khi nghiên cứu thành công, đầu năm 2019, ông chủ trẻ Minh Tiến đã thành lập công ty với mong muốn đưa sản phẩm ra thị trường, từng bước chinh phục thị trường Việt Nam và thế giới.

      Như vậy, 5 doanh nghiệp trên sẽ tham gia Chương trình tư vấn thương hiệu năm 2019 của Trung tâm. Chương trình sẽ kết thúc vào cuối năm nay nhưng Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp và các chuyên gia vẫn sẽ tiếp tục đồng hành cùng các đơn vị để hoàn thiện và đạt được thành công trong việc xây dựng thương hiệu của đơn vị mình.

NTTH

Tin Tức Liên Quan

Văn Bản Pháp Luật

Đơn Vị Hỗ Trợ

Chợ phiên nông sản an toàn

Đảng Đoàn Thể

Thống Kê

Đang Hoạt Động : 12

Hôm Nay : 95

Hôm Qua : 58

Số Lượt Truy Cập : 6508

Thiết bị thể dục ngoài trời
Thiết bị tập thể dục ngoài trời
Dụng cụ thể dục ngoài trời
Dụng cụ tập thể dục ngoài trời
thiết bị thể thao công viên
thiết bị thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể thao công viên
dụng cụ thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể dục công viên
ghế sắt công viên
dụng cụ thể dục công viên
thể thao công viên
thể dục công viên
dụng cụ thể thao
dụng cụ thể dục
cầu bập bênh cho trẻ
dụng cụ ghế ngồi công viên
dụng cụ the thao công viên giá rẻ
dụng cụ tập thể thao ngoài công viên
thiết bị tập thể thao ngoài công viên