The ASEAN Post: Việt Nam cần 57,3 tỷ USD cho nhu cầu đầu tư bền vững

Trong những nỗ lực tìm kiếm hướng giải quyết cho các vấn đề mang tính toàn cầu, Liên Hợp Quốc đã đặt ra Hệ thống các mục tiêu về phát triển bền vững (SDGs). Đây là một tập hợp các chỉ tiêu liên quan đến tương lai phát triển quốc tế, nhằm chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo rằng tất cả mọi người được hưởng hòa bình và thịnh vượng nào năm 2030 ở mỗi quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc.

Tại Hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tổ chức tại Davos vào đầu năm nay, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững là các vấn đề được đem ra bàn luận sôi nổi nhất giữa các bên liên quan, gồm cả các chính phủ, tổ chức phi chính phủ và tư nhân.

Tuy nhiên, chỉ riêng chính phủ và các tổ chức phi chính phủ vẫn là không đủ để cung cấp các khoản đầu tư cần thiết đáp ứng các mục tiêu SDGs vào năm 2030. Khu vực tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng không kém.

Theo Báo cáo Tiến độ Mục tiêu Phát triển Bền vững do Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) công bố, khu vực này sẽ khó đạt được 17 mục tiêu SDGs vào năm 2030 nếu vẫn tiếp tục quỹ đạo như hiện tại. Trong khi các nước ASEAN đã đạt được những tiến bộ nhất định về chất lượng giáo dục hay năng lượng sạch, các mục tiêu khác sẽ khó có kết quả tương tự nếu tiến độ không được đẩy nhanh.

Mối quan hệ và sự liên kết giữa 17 mục tiêu SGDs cần được ASEAN cân nhắc khi xây dựng chiến lược chung, nhằm đạt được tất cả các mục tiêu. Chẳng hạn như việc tiếp cận năng lượng, cơ sở hạ tầng và nước sạch là những yếu tố quan trọng để đạt được các mục tiêu SDGs khác như xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế.

Bước đầu tiên để xây dựng một chiến lược như vậy là cần phải xác định hướng đầu tư cần thiết, thiết lập các nguồn tài chính với sự hợp tác giữa khu vực công và tư nhân.

Đã có nhiều nhà đầu tư, tập đoàn, tổ chức tài chính tuyên bố cam kết cùng hỗ trợ thực hiện các mục tiêu SDGs. Tuy vậy lượng vốn cần thiết vẫn có sự thiếu hụt đáng kể.

Liên Hợp Quốc đã ước tính rằng các thị trường các nước mới nổi sẽ cần khoảng 3,9 nghìn tỷ USD mỗi năm để đạt được tất cả mục 17 mục tiêu SDGs vào năm 2030. Với tốc độ đầu tư như hiện tại, khoản thiếu hụt sẽ lên tới 2,5 nghìn tỷ USD mỗi năm.

Tính trong thị trường 5 nước ASEAN là Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines, khoản đầu tư cần thiết cho mục tiêu SDGs 6 (nước sạch và vệ sinh), SDGs 7 (khả năng tiếp cận năng lượng sạch), SDGs 9 (công nghiệp, đổi mới và cơ sở hạ tầng) sẽ lên tới 1,3 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Trong đó mức thiếu hụt được ước khoảng 537 tỷ USD.

Bước vào thập niên mới 2020, đây là thời điểm quan trọng để các nhà đầu tư nắm bắt quy mô và tiến độ thực hiện các mục tiêu.

Những thách thức thực sự nằm trong việc huy động vốn đầu tư, nhất là ở các nền kinh tế mới nổi. Ngoài việc tháo gỡ nút thắt trong việc kêu gọi đầu tư từ khu vực tư nhân, cũng cần phải tính đến các phương thức và công cụ tài chính mới, như phát hành trái phiếu đầu tư bền vững. Xây dựng một cơ chế đồng bộ cũng góp phần tăng hiệu quả sự hợp tác giữa các nhà đầu tư và doanh nghiệp.

Một nghiên cứu gần đây của ngân hàng Standard Chartered xem xét các cơ hội có ảnh hưởng nhất đến việc đầu tư vào 3 mục tiêu SDGs (6, 7 và 9) tại 15 thị trường mới nổi tại châu Phi và châu Á.

Nghiên cứu điểm qua một số điểm đáng lưu ý về tình hình đầu tư tại ASEAN. Trong đó Indonesia và Philippines cần tập trung vào các mục tiêu SDGs 6, 9 và nhất là 7. Để đảm bảo khả năng tiếp cận điện đạt mục tiêu năm 2030, khoản đầu tư ước tính tại Indonesia là 327,8 tỷ USD, tại Philippines là 136,1 tỷ USD. Các cơ hội đầu tư tiềm năng của khu vực tư nhân tương ứng là 147,5 tỷ USD và 61,3 tỷ USD.

Với Việt Nam, mục tiêu SDGs 9 (về cơ sở hạ tầng) mang đến cơ hội lớn nhất với tổng nhu cầu đầu tư là 57,3 tỷ USD và cơ hội đầu tư tiềm năng cho tư nhân là khoảng 20,1 tỷ USD.

Đầu tư vào các mục tiêu trên có thể mở ra cơ hội lớn cho khu vực tư nhân trong việc sử dụng hiệu quả đồng vốn, đồng thời đem lại lợi ích bền vững về lâu dài cho xã hội. Với tình hình thiếu hụt vốn ở nhiều nơi hiện nay, đây được coi là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp tư nhân tham gia và trở thành một phần của chiến lược phát triển bền vững tại Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung.

Nguon: Nhipcaudautu

Tin Tức Liên Quan

Kim ngạch xuất nhập khẩu trái cây Trung Quốc

11-11-2016
Phòng Thương mại Thực phẩm và sản phẩm tự nhiên Trung Quốc (CFNA) vừa công bố tóm tắt nhập khẩu và xuất khẩu thực phẩm của quốc gia từ tháng 1 – 9/2016. Trong 9 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu trái cây, rau quả đạt 2,5 tỷ USD

20-09-2016
Theo Hiệp hội Trái cây và Rau quả của Việt Nam, trong tháng Bảy năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây và rau quả của Việt Nam đạt 1,4 tỷ USD, đánh dấu một bước tăng vọt 32% so với cùng kỳ năm ng

Việt Nam, Cuba mở rộng kết nối

20-09-2016
Cuba và Việt Nam đã tổ chức một diễn đàn kinh doanh tại Havana hôm thứ Tư nhằm mục đích mở rộng quan hệ hợp tác thương mại và kinh tế giữa hai quốc gia.

Việt Nam có thị trường phái sinh năm 2017

20-09-2016
Việt Nam lên kế hoạch mở cửa thị trường phái sinh quí đầu tiên của năm tới trong nỗ lực nhằm thu hút thêm nhiều vốn đầu tư vào thị trường vốn, bắt đầu từ hợp đồng tương lai tiến hành trước, theo thị t

Văn Bản Pháp Luật

Đơn Vị Hỗ Trợ

Chợ phiên nông sản an toàn

Đảng Đoàn Thể

Thống Kê

Đang Hoạt Động : 72

Hôm Nay : 147

Hôm Qua : 103

Số Lượt Truy Cập : 6312

Thiết bị thể dục ngoài trời
Thiết bị tập thể dục ngoài trời
Dụng cụ thể dục ngoài trời
Dụng cụ tập thể dục ngoài trời
thiết bị thể thao công viên
thiết bị thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể thao công viên
dụng cụ thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể dục công viên
ghế sắt công viên
dụng cụ thể dục công viên
thể thao công viên
thể dục công viên
dụng cụ thể thao
dụng cụ thể dục
cầu bập bênh cho trẻ
dụng cụ ghế ngồi công viên
dụng cụ the thao công viên giá rẻ
dụng cụ tập thể thao ngoài công viên
thiết bị tập thể thao ngoài công viên