Những điều lưu ý khi ký, thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu và giải quyết tranh chấp thương mại

Trước đây, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, tiêu cũng đã phản ảnh với các tham tán thương mại về tình trạng đối tác mua hàng không thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng đã ký về thanh toán. Nhiều doanh nghiệp lúng túng trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu như trên.

Theo Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), thông thường, vào thời điểm ký kết hợp đồng, hầu như doanh nghiệp tin tưởng hợp đồng sẽ được thực hiện suôn sẻ và cả hai bên đạt được mục đích mong muốn. Tuy nhiên, thực tế giải quyết tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nhiều điều khoản trong hợp đồng còn chưa chặt chẽ, chưa được doanh nghiệp tìm hiểu kỹ trước khi đặt bút ký; bên cạnh đó, cũng phải kể đến yếu tố nhận thức về pháp luật hợp đồng còn hạn chế.

Văn phòng Luật Lê Nguyên - thành viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã tư vấn cho doanh nghiệp ngành điều nói riêng và doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung những điều cần lưu ý khi ký, thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu, cũng như chọn giải pháp giải quyết các tranh chấp thương mại như thế nào để tránh hoặc giảm thiệt hại.

Theo Luật sư Lê Thành Kính – Trưởng Văn phòng Luật Lê Nguyên, với các đối tác làm ăn nghiêm túc, họ thường có những hợp đồng mẫu, có khi còn khuyến cáo doanh nghiệp đối tác nên làm theo hợp đồng nào cho tốt. đối với những đối tác khi xuất hoặc nhập khẩu không quan tâm nhiều đến hình thức cũng như nội dung hợp đồng, có nhiều khả năng dẫn đến các tranh chấp.

1. Những rủi ro khi thực hiện các hợp đồng xuất – nhập khẩu có thể dẫn đến tranh chấp

Điều khoản giao hàng

Doanh nghiệp khi hợp đồng nhập hàng nông sản cần phải hiểu rõ tính chất thời vụ của loại nông sản đó để có thể biết khả năng giao hàng của đối tác đến đâu mà tính toán cho hợp lý thời gian, số lượng giao hàng. Nếu mùa thu hoạch chỉ vài tháng mà doanh nghiệp ký hợp đồng giao hàng trong một năm với số lượng lớn, rồi cứ chuyển cho người bán tiền đặt cọc, thì rủi ro cao, có thể mất tiền cọc mà không nhận được hàng.

Để tránh rủi ro, doanh nghiệp nên tìm cách kiểm tra, như hỏi những doanh nghiệp cùng ngành hàng xem có từng làm ăn với đối tác nước ngoài đó và tìm hiểu cung cách làm ăn của họ có tốt không. Đôi khi đừng nhìn vào khối tài sản mà người ta giới thiệu với mình mà nghĩ là họ làm ăn tốt.

Tìm hiểu và thỏa thuận về giá

Một số nông sản có giá lên xuống theo thời giá thế giới. Khi ký hợp đồng, doanh nghiệp đặt niềm tin vào năng lực của đối tác qua công bố thông tin của họ, nên xảy ra tình trạng sau khi ký hợp đồng thì giá trên thị trường tăng, người bán không muốn giao hàng.

Điều lưu ý tiếp theo, nhiều trường hợp doanh nghiệp muốn mua hàng thì tìm hiểu giá trên mạng, khi gặp một đối tác nào đó nói giá cao hơn lại so sánh, rồi chọn mua của công ty rao trên mạng. Rủi ro đã từng xảy ra là công ty rao giá thấp đó chỉ chờ người mua đặt cọc tiền, nhưng thực tế họ không có khả năng cung cấp hàng hóa.

Chất lượng hàng hóa

Doanh nghiệp thường nghĩ đơn giản yêu cầu chất lượng ghi trên hợp đồng thế nào thì họ sẽ giao hàng như vậy. Việc giao hàng không đúng chất lượng đã xảy ra với các doanh nghiệp nhập khẩu điều từ Ấn Độ, các nước châu Phi hay nhập hàng khác từ Trung Quốc.

Ngoài xác định rõ chất lượng hàng hóa giao – nhận, việc xác định cơ quan kiểm định ở nước đối tác hay ở Việt Nam trong hợp đồng cũng rất quan trọng. Nếu doanh nghiệp không thỏa thuận rõ tên cơ quan kiểm định sau này có khả năng sẽ phát sinh rắc rối về kiểm tra chất lượng.

Điều khoản “trường hợp bất khả kháng” và “trường hợp khó khăn”

Điều khoản “trường hợp bất khả kháng” và điều khoản “trường hợp khó khăn” trong hợp đồng kinh tế hầu như đều có. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ như thế nào là “bất khả kháng” và như thế nào là “khó khăn” khiến không thực hiện được hợp đồng.

Đã có trường hợp đối tác đã ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp nhưng khi thấy giá lên, họ không giao hàng, lại viện lý do trời mưa, hàng không xuống tàu được, hoặc do thủy triều xuống, cầu cảng cạn, tàu không cập được để lên hàng. Nên nhớ trời mưa hay thủy triều không phải là “trường hợp bất khả kháng”. Đó chỉ là những “trường hợp khó khăn”, đối tác đều có thể tìm biện pháp giải quyết được.

Trong hợp đồng, doanh nghiệp nên ghi rõ như thế nào thì chấp nhận là “bất khả kháng” và “khó khăn”. Nếu không thì đối tác cứ cho là “bất khả kháng” sẽ không bồi thường. Doanh nghiệp phải tiên liệu những việc như vậy để ghi rõ trong hợp đồng.

Nhận hàng không đúng số lượng

Thiệt hại từ việc nhận hàng không đúng số lượng có khi là từ lỗi của chính người nhập hàng. Doanh nghiệp phải tính đến việc nhận hàng và kiểm tra hàng như thế nào, tránh đưa hàng về rồi mới biết hàng không đủ số lượng do người bán đưa hàng lên tàu luôn mà không kiểm tra tại cảng, đến khi nhập về, doanh nghiệp lại đưa thẳng về nhà máy luôn cũng không kiểm tra tại cảng; hoặc kiểm tra từng khối hàng mà không kiểm tra chi tiết hàng trong container tại cảng. Trường hợp này không thể bắt bẻ khách hàng, kiện không được cho dù container chưa mở niêm chì.

Bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại là bồi thường những tổn thất mà thực tế doanh nghiệp phải gánh chịu. Hầu như doanh nghiệp không lưu ý đúng nên khi mở L/C rồi mà đối tác không giao hàng, doanh nghiệp không đòi được khoản bồi thường.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam nghĩ khá đơn giản, khi không nhận được hàng thì thu hồi lại L/C, chỉ mất khoản phí nhỏ khi mở L/C. Thực ra có thiệt hại, doanh nghiệp bị mất lợi nhuận vì không nhập được hàng để sản xuất kinh doanh. Hoặc do không được giao hàng, doanh nghiệp phải mua một lô hàng khác với số lượng tương đương, chất lượng tương đương thì nếu giá cao hơn, doanh nghiệp có quyền yêu cầu bồi thường khoản chênh lệch đó. Trường hợp nữa là do không nhận được nguyên liệu nhập về, nhà máy không hoạt động, công nhân không có việc làm, cũng có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Theo Luật sư Lê Thành Kính – Trưởng Văn phòng Luật Lê Nguyên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không chú ý ghi rõ việc bồi thường thiệt hại khi đối tác không giao hàng hoặc khi đối tác không nhận hàng. Hai bên chỉ trao đổi với nhau về việc bồi thường qua một văn bản ngoài hợp đồng được gửi bằng fax hoặc email, rồi cứ ngỡ đó là cơ sở pháp lý. Khi đối tác không thực hiện bồi thường, doanh nghiệp đưa ra giải quyết tranh chấp thương mại, trọng tài bác ngay, yêu cầu xem lại hợp đồng vì trong hợp đồng nói rõ mọi thay đổi, bổ sung phải lập thành văn bản, có chữ ký của người đại diện, đóng dấu thì mới có giá trị pháp luật.

Về L/C, doanh nghiệp cứ tưởng trên nguyên tắc là mở L/C là được giao hàng, nhưng thực tế đối tác có quyền không giao hàng do doanh nghiệp mở L/C trễ so với thời gian được thỏa thuận trên hợp đồng.

2. Giải quyết tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế

Thỏa thuận giải quyết tranh chấp

Liên quan đến thỏa thuận giải quyết tranh chấp, điều khoản về trọng tài trong hợp đồng hay trong văn bản thỏa thuận trọng tài rất quan trọng.

Theo Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại của Việt Nam, tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Như vậy, điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là phải có thỏa thuận trọng tài.

Theo Điều 19 Luật Trọng tài thương mại, thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài.

Theo Điều 6 Luật Trọng tài thương mại, trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại tòa án thì toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc không thể thực hiện được.

Chọn trung tâm trọng tài và luật trong văn bản thỏa thuận trọng tài rất quan trọng

VIAC (gọi đầy đủ là: Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) hoạt động trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp thương mại đã là thành viên của Công ước New York năm 1958 (Công ước về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài). Vậy nên  phán quyết của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam không chỉ được thi hành thuận lợi tại Việt Nam mà còn được công nhận và thi hành tại trên 150 quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên Công ước New York năm 1958.

Việc chọn Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) hay các trung tâm trọng tài quốc tế của các nước khác đều được và do sự lựa chọn, thỏa thuận của hai bên đối tác thương mại. Tuy nhiên, khi chọn trung tâm trọng tài nước nào, doanh nghiệp chú ý phải ghi đúng tên trung tâm trọng tài nước đó. Khuyến nghị doanh nghiệp không nên đồng ý khi đối tác yêu cầu ghi “trung tâm trọng tài nước này hoặc trung tâm trọng tài nước kia”, bởi sau này khi phát sinh tranh chấp, phía đối tác có thể yêu cầu chọn trọng tài ở nước mà họ thấy có lợi cho họ.

Ghi đúng tên trung tâm trọng tài rồi, cũng phải chú ý ghi chính xác luật áp dụng, bởi nếu không ghỉ rõ áp dụng luật của nước nào thì khi xảy ra tranh chấp, người ta có quyền yêu cầu xử theo luật họ mong muốn.

Đã có một trường hợp đáng tiếc, doanh nghiệp chọn tên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam thụ lý giải quyết khi có tranh chấp, nhưng lại chọn luật Anh hoặc luật Singapore để giải quyết. Chọn như vậy, đến khi xét xử, nếu luật nước ngoài đưa đến bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam thì Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cũng phải tuân theo. Mặt khác, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam còn phải thuê luật sư nước sở tại tham gia vào để giải thích về luật, mà chi phí thuê luật sư ở nước ngoài cao hơn nhiều lần so với trong nước. Nếu doanh nghiệp không đủ khả năng thuê luật sư thì không thể giải quyết được.

Lời khuyên với doanh nghiệp Việt Nam là trong thỏa thuận trọng tài với đối tác, nên thương lượng để chọn Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam và luật Việt Nam. Nếu đối tác chỉ đồng ý chọn trung tâm trọng tài quốc tế nước ngoài thì doanh nghiệp cố gắng thương lượng chọn luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp, khi đó luật sư Việt Nam sẽ được tham gia tranh tụng hỗ trợ doanh nghiệp.

Quy tắc của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cũng không có quy định về việc luật sư người nước ngoài không được tham gia tranh tụng. Do đó, nếu cả doanh nghiệp và đối tác thống nhất chọn Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, thì luật sư người nước ngoài có thể tham gia tranh tụng tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam như luật sư người Việt Nam.

Chọn cơ chế trọng tài hay tòa án

Chọn cơ chế trọng tài hay là tòa án luôn là băn khoăn của doanh nghiệp đối với giải quyết tranh chấp thương mại.

Theo luật sư Lê Thành Kính, cơ chế trọng tài xử lý nhanh hơn. Môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam đang dần cải thiện, khung pháp lý cũng ngày càng hoàn thiện để thích ứng với thời kỳ hội nhập.

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam có nhiều hoạt động nhằm nâng cao khả năng của doanh nghiệp trong việc sử dụng phương thức tranh chấp ngoài tòa án và đã trở thành một trong những lựa chọn của cộng đồng doanh nghiệp.

Theo Luật Trọng tài thương mại Việt Nam, trọng tài nhận được nhiều sự hỗ trợ từ toà án hơn. Năm 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên Công ước New York năm 1958 về Công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài và các nội dung của Công ước cũng đã được chuyển hoá vào các quy định của pháp luật Việt Nam. Các luật sư Việt Nam ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong tố tụng trọng tài với 43% các vụ tranh chấp có luật sư tham gia (2012 - 2015).

Hiện nay, xu hướng các doanh nghiệp nước ngoài và nhiều doanh nghiệp Việt Nam không thích giải quyết tranh chấp ở tòa án vì thông tin xấu về họ dễ bị lan truyền. Cơ chế trọng tài xét xử nhanh nhưng không công khai, giúp hai bên có thể được bảo mật thông tin.

Kiểm tra thông tin đối tác trước khi khởi kiện

Nếu đối tác không có thực lực hoặc không còn tài sản, thì doanh nghiệp khởi kiện mất tiền thuê luật sư, theo vụ kiện, cho dù thắng kiện thì cũng không hy vọng thu hồi được gì.

Một lưu ý khác là văn phòng đại diện (VPĐD) của các công ty nước ngoài tại Việt Nam thường chỉ có vai trò theo dõi các hoạt động thương mại cho công ty mẹ. Doanh nghiệp khi ký hợp đồng với VPĐD thì nên xem kỹ là họ có được ủy quyền hay không. Nếu không thì trong các điều kiện xem xét hồ sơ tranh chấp thương mại, thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu vì là người ký hợp đồng là người không có quyền hoặc không được ủy quyền ký hợp đồng.

Dùng từ ngữ không đúng trong hợp đồng

Dùng từ ngữ không đúng trong hợp đồng đôi khi trở thành bất lợi cho doanh nghiệp khi xảy ra tranh tụng tại trọng tài quốc tế. Doanh nghiệp không nên chủ quan rằng mình có người biết tiếng Anh thì có thể viết hợp đồng hay văn bản tiếng Anh. Trong các văn bản, hợp đồng kinh tế có những thuật ngữ kinh tế, pháp lý mà nếu doanh nghiệp không viết đúng từ, đúng nghĩa của văn bản kinh tế, pháp luật thì đôi khi việc đối tác có thể hiểu sai, thực hiện không đúng lại trở thành lỗi của chính doanh nghiệp Việt Nam. Tốt hơn hết nên nhờ luật sư am hiểu thảo hỗ trợ thảo hợp đồng hoặc thư thương mại.

Phòng thông tin – ITPC

Tin Tức Liên Quan

Điện gió chưa thể phất

26-06-2020
Việt Nam có thể trở thành thị trường mới nổi về điện gió nhưng chỉ khi nhanh chóng loại bỏ được các rào cản hiện hữu.

Văn Bản Pháp Luật

Đơn Vị Hỗ Trợ

Chợ phiên nông sản an toàn

Đảng Đoàn Thể

Thống Kê

Đang Hoạt Động : 141

Hôm Nay : 30

Hôm Qua : 55

Số Lượt Truy Cập : 3052

Thiết bị thể dục ngoài trời
Thiết bị tập thể dục ngoài trời
Dụng cụ thể dục ngoài trời
Dụng cụ tập thể dục ngoài trời
thiết bị thể thao công viên
thiết bị thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể thao công viên
dụng cụ thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể dục công viên
ghế sắt công viên
dụng cụ thể dục công viên
thể thao công viên
thể dục công viên
dụng cụ thể thao
dụng cụ thể dục
cầu bập bênh cho trẻ
dụng cụ ghế ngồi công viên
dụng cụ the thao công viên giá rẻ
dụng cụ tập thể thao ngoài công viên
thiết bị tập thể thao ngoài công viên