Lễ hội tôn vinh cà phê

      Báo Người Lao động đã tổ chức Lễ hội Tôn vinh cà phê Việt lần I – 2023 vào ngày 3/3/2023 tại Trung tâm Thương mại Giga Mall đường Phạm Văn Đồng, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động nhằm quảng bá, tạo cơ hội giao thương, đưa thương hiệu cà phê Việt vươn tầm ra thế giới, với mục đích kết nối người trồng, vùng sản xuất và các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh, chung tay nâng cao giá trị hiệu quả kinh tế cho cây cà phê.

      Chương trình "Tôn vinh cà phê Việt" năm 2023 là cầu nối của sự sáng tạo và gần gũi với không gian thưởng thức, với nhiều hoạt động ý nghĩa

Hình1:Nghi thức Lễ khai mạc

      Hội thảo “Tăng giá trị cho cà phê Việt bằng cách nào?” nằm trong chương trình “Tôn vinh cà phê Việt” lần thứ nhất năm 2023 được khai mạc vào chiều cùng ngày, do Báo Người Lao Động và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, đến dự có Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan; bà Cao Xuân Thu Vân - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; đại diện Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương; Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông; Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai;  Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh; đại diện Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam; đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh; Chủ tịch CLB Kết nối doanh nhân Việt Nam – Quốc tế và một số hiệp hội nông sản, các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến, xuất khẩu cà phê…

      Tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông- ông Hồ Văn Mười cho biết, đến cuối năm 2022, tổng diện tích trồng cà phê của tỉnh khoảng 139.932ha, năng suất đạt khoảng 2,8 tấn/ha, tổng sản lượng ước đạt 356.612 tấn. Tại Đắk Nông trồng chủ yếu cà phê vối Robusta (chiếm 99% diện tích), điểm yếu là chưa chuyên sâu, còn manh mún, nhỏ lẻ. Do đó, để nâng giá trị cà phê phải hướng dẫn người nông dân làm cà phê sạch. Để có cà phê sạch phải bắt đầu sạch từ giống, phân, thuốc, giống chất lượng cao. Tỉnh mong muốn Bộ NN&PTNT hỗ trợ giống cà phê tốt, trồng dưới tán rừng, dùng công nghệ sấy thăng hoa, giúp phát triển kinh tế dưới tán rừng. Hiện nay, Đắk Nông đã hướng dẫn nông dân ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất cà phê. Đồng thời, hỗ trợ xúc tiến đầu tư, xây dựng thương hiệu; hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu cà phê để nâng cao giá trị xuất khẩu.

      Cũng là một vùng có diện tích trồng cà phê lớn của cả nước, ông Đoàn Ngọc Có - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai cho biết, tỉnh có khoảng 99.000 ha cà phê, trong đó 46.000ha trồng theo các tiêu chuẩn 4C, ogarnic, áp dụng công nghệ tưới tiêu cho cà phê. Năm 2021 xuất khẩu được 323 triệu USD, hiện nay đạt 490 triệu USD. Gia Lai định hướng đến năm 2030 ổn định diện tích khoảng 100.000ha đều được trồng theo công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nước nhưng vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng, tại Gia Lai, có khoảng 80 nhà máy và các cơ sở chế biến cà phê. Tỷ lệ qua chế biến khoảng 5,7%, còn lại xuất khẩu thô. Để tăng giá trị cho cây cà phê cần xuyên suốt thực hiện từ tăng giá trị đầu vào và đầu ra của sản phẩm, nông dân trồng cà phê ở Gia Lai chuyển sang phân bón hữu cơ, giảm phân bón hóa học, giảm thuốc bảo vệ thực vật, ứng dụng công nghệ tiết kiệm nước tưới cà phê, đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, tổ chức liên kết sản xuất giữa các hộ nông dân. Đồng thời, xây dựng chỉ dẫn địa lý, quảng bá sản phẩm cà phê tại các hội chợ trong nước và thế giới.

      Theo ông Đinh Vĩnh Cường - Chủ tịch CLB Kết nối doanh nhân Việt Nam – Quốc tế , để phát triển, nâng giá trị cà phê Việt Nam cần đầu tư sản xuất cà phê sạch để đáp ứng những thị trường khó tính. Đồng thời, không xuất thô mà cần chế biến sâu, theo tiêu chuẩn USDA của Mỹ. Hiện tại rất ít doanh nghiệp Việt Nam xây dựng thương hiệu để cà phê Việt Nam góp mặt vào 10 thương hiệu cà phê đắt nhất thế giới, dù chúng ta đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê. Năm 2022, sản lượng xuất khẩu hơn 1,7 triệu tấn, đạt hơn 4 tỷ USD. Do đó cần có kế hoạch phát triển lâu dài trong năm nay và những năm tiếp theo.

      Đồng quan điểm phải làm cà phê sạch để nâng giá trị cà phê Việt Nam, ông Thái Như Hiệp - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, cho rằng: cả nước trồng khoảng 710.000ha cà phê, thu hoạch khoảng 650.000ha, chế biến sâu với tỷ lệ rất thấp. Ở các nước, cà phê đều được bảo hộ nhưng cà phê Robusta của Việt Nam chưa có quốc gia nào bảo hộ. Do đó doanh nghiệp Việt Nam cần được bảo hộ, tăng giá trị cho người sản xuất và 5 tỉnh Tây Nguyên là vùng trọng điểm của loại cà phê này. Khi tham gia các hiệp định thương mại tự do FTA cần tập trung vào chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm; cần có chính sách hỗ trợ tín dụng nông nghiệp, hỗ trợ cho các HTX, nông dân để giúp ngành cà phê phát triển bền vững, vì lãi suất hiện nay 12%/năm là bài toán khó giải đối với doanh nghiệp.

Hình 3: Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT và Tổng biên tập báo NLĐ

      Trải qua một thời gian dài, giờ đây hạt cà phê Việt Nam đã khẳng định chỗ đứng của mình một cách vững chãi trên bản đồ nông nghiệp của đất nước hình chữ S, đứng thứ 2 trên thế giới về giá trị xuất khẩu (sau Brazil). Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt cao kỷ lục, đạt hơn 4 tỉ USD, tăng 32% so với năm 2021.Việt Nam cũng là quốc gia có năng suất sản lượng cà phê cao nhất thế giới với 2,4 tấn trên mỗi hecta, gần gấp đôi Brazil (1,4 tấn/hecta) và vượt xa các nước khác trong top 10, chẳng hạn như: Honduras (0,9 tấn/hecta), Colombia (0,9 tấn/hecta), Ethiopia (0,7 tấn/hecta) hay Indonesia chỉ (0,5 tấn/hecta).

      Tại sự kiện, có sự tham gia của các thương hiệu cà phê nổi tiếng như Trung Nguyên, King Coffee, Phúc Sinh, Meet More, Đôi Dép, Mr.Nam, The Sense, Ông Bầu, Rita Võ, Sơn Trang, Napoli, Phinn Café, K Coffee, Thái Châu, Lekofe... các đơn vị đã tổ chức trưng bày, giới thiệu và trình diễn các loại cà phê ngon nhất của mình với công chúng tham quan. Và ký kết các giao ước hợp tác với các đối tác, đơn vị để cùng xây dựng, phát triển thương hiệu cho cà phê Việt.

Hình 3: Thương hiệu cà phê Việt

      Cuối chương trình, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ trong khi thế giới chuộng cà phê Arabica, chúng ta mạnh về dòng Robusta, vậy cần xác định trộn 2 dòng cà phê hay phát triển dòng Abarica? Từ cây cà phê, các nước đã chế ra được nhiều sản phẩm từ cà phê như trà cà phê, chất nhuộm vải từ cà phê,tinh dầu,.., nhưng chúng ta vẫn đang sản xuất thô. Do đó, chúng ta cần định vị lại việc xây dựng thương hiệu, phát triển thêm các sản phẩm từ cà phê, không chỉ đơn thuần là cà phê để thưởng thức.

      Ngoài ra, Bộ NN&PTNT đã xây dựng vùng nguyên liệu cho Tây Nguyên, việc phát triển thành công hay không còn do sự phối hợp, chung tay góp sức từ địa phương, doanh nghiệp và nông dân cùng làm. Trong đó, vai trò quan trọng và không thể thiếu từ các doanh nghiệp cà phê lớn của Việt Nam.

Lê Thị Thùy Ngân

Tin Tức Liên Quan

Phiên chợ 2024 "Nông sản xanh - Tết an lành"

31-01-2024
Hòa cùng với không khí rộn ràng của những ngày cuối năm và chuẩn bị cho Tết Giáp Thìn năm 2024, Phiên chợ Tết “Nông sản xanh – Tết an lành” do Trung tâm Dịch vụ Thương mại Nông nghiệp phía Nam phối hợ

Văn Bản Pháp Luật

Đơn Vị Hỗ Trợ

Chợ phiên nông sản an toàn

Đảng Đoàn Thể

Thống Kê

Đang Hoạt Động : 161

Hôm Nay : 30

Hôm Qua : 55

Số Lượt Truy Cập : 3052

Thiết bị thể dục ngoài trời
Thiết bị tập thể dục ngoài trời
Dụng cụ thể dục ngoài trời
Dụng cụ tập thể dục ngoài trời
thiết bị thể thao công viên
thiết bị thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể thao công viên
dụng cụ thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể dục công viên
ghế sắt công viên
dụng cụ thể dục công viên
thể thao công viên
thể dục công viên
dụng cụ thể thao
dụng cụ thể dục
cầu bập bênh cho trẻ
dụng cụ ghế ngồi công viên
dụng cụ the thao công viên giá rẻ
dụng cụ tập thể thao ngoài công viên
thiết bị tập thể thao ngoài công viên