Theo số liệu từ nguồn Trademap.org - CPTPP, Việt Nam là một trong các quốc gia trong nhóm 10 nước trên thế giới có nhu cầu nhập khẩu nhiều nhất trên thế giới, tính giai đoạn từ 2014 đến 2018, tốc độ nhập khẩu lươn luôn gia tăng qua các năm, nếu năm 2014 giá trị nhập khẩu khoảng 1,3 triệu thì đến năm 2018 đã tăng lên rất cao (9,8 triệu USD) được nhập khẩu từ các quốc gia Trung Quốc, Indonesia, và Ma Rốc. Điều này cho thấy, thị trường tiêu thụ trong nước là khúc thị trường không thể bỏ ngỏ nếu phát triển ngành nuôi lươn trong tương lai. (Biểu đồ số 5)
Biểu đồ số 05: Giá trị nhập khẩu lươn Việt Nam giai đoạn 2014-2018
Bảng số 9: Thị trường nhập khẩu lươn (đông lạnh) của Việt Nam năm 2018
Số thứ tự |
Quốc gia nhập khẩu |
Giá trị nhập khẩu năm 2018 (ngàn USD) |
Thị phần nhập khẩu (%) |
Số lượng nhập khẩu năm 2018 (tấn) |
1 |
Trung Quốc |
8.847 |
89,7 |
823 |
2 |
Tây Tạng - Trung Quốc |
77 |
0,8 |
47 |
3 |
In Đô Nê Xi A |
13 |
0,1 |
3 |
4 |
Ca Na Đa |
539 |
5,5 |
1 |
5 |
Hồng Kong - Trung Quốc |
358 |
3,6 |
1 |
6 |
Ma - Rốc |
27 |
0,3 |
1 |
Tổng cộng |
9.861 |
100 |
876 |
Phân tích số liệu từ nguồn Trademap.org – CPTPP cho thấy, năm 2018 phần lớn Việt Nam nhập khẩu lươn đông lạnh từ Trung Quốc khoảng 94,2% tổng thị phần khập khẩu lươn của Việt Nam (bao gồm: Trung Quốc, Hồng Kong, Tây Tạng), phần còn lại (5,8%) được nhập khẩu từ Ca Na Đa và Ma-Rốc. (theo bảng số 9)
+ Nhóm các quốc gia tiêu thụ lươn hàng đầu trên thế giới
Theo nguồn số liệu thống kê từ Trademap.org – CPTPP, năm 2018 các khu vực thị trường nhập khẩu lươn hàng đầu bao gồm: Nhật bản, Hàn Quốc, Hồng Kong, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Singapo, Macao, Canada và Việt Nam (chi tiết tại đồ thị sau). (theo biểu đồ số 6)
Biểu đồ số 06: Nhóm các quốc gia nhập khẩu lươn năm 2018 trên thế giới
Từ kết quả phân tích hiệu quả kinh tế (thông qua một vài thông số tài chính) một số mô hình sản xuất sản phẩm chủ lực của Thành phố đến phân tích tiềm năng của thị trường lươn tại Thành phố, trong nước và thế giới cho thấy, phát triển ngành nuôi lươn thịt tại Thành phố là đúng xu hướng và tính khả thi về thị trường rất cao.
Bên cạnh đó, tiềm năng thị trường tiêu thụ lươn tại Thành phố có những thuận lợi và khó khăn như:
Thuận lợi:
Về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp đô thị: Trong các năm qua, Thành phố đã và đang ban hành nhiều chương trình, đề án chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi nông nghiệp đô thị, gắn liền với đó là các giải pháp để hỗ trợ thực hiện các chương trình này, trong đó: về vốn có Quyết định số 655/QĐ-UBND ngày 12/02/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về chính sách hỗ trợ lãi vay, với mức hỗ trợ lãi vay từ 60% - 100% lãi suất theo quy định, thời gian hỗ trợ lãi vay tối đa 05 năm.
Về hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động nông nghiệp, tập huấn ngắn hạn kỹ thuật trồng trọt – chăn nuôi: hàng năm các sở, ban, ngành thành phố và các quận/huyện đã và đang triển khai các chương trình này.
Về hỗ trợ xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản: thông qua các chương trình xúc tiến thương mại: có các nội dung hỗ trợ xây dựng logo, website, ấn phẩm quảng bá, tham gia các hội nghị kết nối tiêu thụ nông sản, các hội chợ triển lãm, các hội thi,...tham gia học tập kinh nghiệm về xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ nông sản.
Về hỗ trợ đánh giá chứng nhận sản phẩm: hỗ trợ 100% chi phí đánh giá chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP (trong thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi); và một số các mô hình về khuyến nông, các mô hình về chuyển giao tiến bộ khoa học trong sản xuất nông nghiệp,.....
Khó khăn:
Về thị trường tiêu thụ của Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng: Đa số dân thành phố chưa quen việc chế biến món ăn từ thịt lươn trong cơ cấu bữa ăn chính, người tiêu dùng chủ yếu là dân từ các tỉnh khác nhập cư vào thành phố.Hình thức chế biến chủ yếu là các sản phẩm cháo dinh dưỡng, món ăn tại các nhà hàng, quán ăn. Chỉ một tỉ lệ nhỏ người tiêu dùng đưa vào bữa cơm ăn hàng ngày. Hiện tại nghề nuôi lươn tại Thành phố chịu rất nhiều áp lực về thị trường do nguồn cung lươn thịt chủ yếu từ các tỉnh về chiếm 97% thị phần của Thành phố, điều này cho thấy để chiếm lĩnh thị trường, người nuôi lươn tại Thành phố cần phải nâng cao cả về lượng lẫn về chất.
Cũng theo số liệu thống kê từ nguồn Trademap.org-CTTPP cho thấy, năm 2018 tổng giá trị xuất khẩu lươn của các quốc gia trên thế giới đạt khoảng 573,9 triệu đô la Mỹ- tương đương khoảng 26.160 tấn, dẫn đầu thị phần là thị trường đại lục của Trung Quốc chiếm 33,3% , Phi Líp Bin chiếm 27,6%, Tây Tạng chiếm 9,4%, In Đô Nê Xi A chiếm 9,2%, …. Từ kết quả này cho thấy, hiện tại Việt Nam chưa phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ lươn thông qua kênh xuất khẩu chính ngạch, việc phát triển thị phần xuất khẩu lươn của Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng còn rất nhiều khó khăn và thử thách trong bối cảnh các quốc gia khu vực Châu Á như Trung Quốc, In Đô Nê Xi A đã và đang chiếm lĩnh thị phần xuất khẩu lươn trên thế giới. (theo bảng số 10)
Bảng số 10: Xuất khẩu lươn các nước trên thế giới
Đơn vị: 1.000 USD
Số thứ tự |
Các quốc gia xuất khẩu lươn |
Giá trị xuất khẩu năm 2018 (ngàn USD) |
Sản lượng xuất khẩu năm 2018 (tấn) |
Thị phần (%) |
1 |
Trung Quốc |
241.395 |
8.712 |
33,3 |
2 |
Phi Líp Bin |
23.273 |
7.212 |
27,6 |
3 |
Tây Tạng – Trung Quốc |
82.864 |
2.450 |
9,4 |
4 |
In Đô Nê Xi A |
3.776 |
2.399 |
9,2 |
5 |
Mỹ |
32.374 |
1.332 |
5,1 |
6 |
Hà Lan |
14.781 |
1.026 |
3,9 |
7 |
Pháp |
24.661 |
531 |
2,0 |
8 |
Đức |
5.368 |
426 |
1,6 |
9 |
Đan Mạch |
4.644 |
402 |
1,5 |
10 |
Anh |
5.935 |
294 |
1,1 |
11 |
Hy Lạp |
2.060 |
238 |
0,9 |
12 |
Hồng Kong – Trung Quốc |
25.292 |
230 |
0,9 |
13 |
Ca Na Đa |
73.145 |
209 |
0,8 |
14 |
Ma Rốc |
2.937 |
168 |
0,6 |
15 |
New Zealand |
1.375 |
144 |
0,6 |
16 |
Bangladesh |
938 |
130 |
0,5 |
17 |
Các quốc gia khác |
29.130 |
257 |
1,0 |
|
Cộng |
573.948 |
26.160 |
100 |
Về sản xuất:
Con giống: Trước đây giống lươn được thu bắt từ tự nhiên tại các tỉnh miền Tây, nuôi vỗ và cung cấp cho các hộ nuôi lươn thịt. Gần đây có sự cạnh tranh với lươn giống nhập từ Campuchia và xu thế đang chuộng giống từ nguồn này (85%) do những đặc tính hơn hẳn giống lươn khai thác trong nước. Trong khi đó, trong nước cũng như tại thành phố, chưa có những nghiên cứu và cơ sở nhân giống lươn để cung cấp phục vụ sản xuất.
Kỹ thuật nuôi: Theo người nuôi có kinh nghiệm cho biết nuôi lươn dễ mà khó, nên ít người nuôi vì không phải vùng nào, xã nào nuôi cũng được. Cần phải được hướng dẫn kỹ thuật kết hợp kinh nghiệm và tuân thủ một số điều kiện nhất định mới nuôi có kết quả; việc nuôi lươn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước, có độ PH từ 6 đến 7 ổn định; nhiệt độ phải được kiểm soát và thay nước phải đúng giờ, tránh tiếng động ồn ào, hạn chế tác động cơ học làm lươn chậm lớn.
Tiêu thụ sản phẩm: Do phát triển sản xuất còn mang tính tự phát nên việc tổ chức liên kết sản xuất và xây dựng chuỗi sản phẩm an toàn chưa được đầu tư dẫn đấn tiêu thụ sản phẩm còn phụ thuộc rất lớn vào thương lái, giá cả không ổn định. Việc tìm đầu ra hướng đến xuất khẩu còn rất hạn chế mặc dù tiềm năng thị trường là rất lớn từ các nước trong khu vực.
Xử lý môi trường: Chưa được hướng dẫn quy trình xử lý nước thải phù hợp. Mặc dù hiện nay các hộ nuôi lươn cho nước thải ra ao tận dụng nuôi cá hoặc trồng cỏ chăn nuôi nhưng vẫn gây ô nhiễm môi trường.
Sau cùng, một số kiến nghị về việc nuôi lươn không bùn trong bể xi măng trên địa bàn thành phố, cụ thể:
Xây dựng quy trình nuôi lươn không bùn để triển khai, tập huấn cho bà con nông dân, những người có nhu cầu nuôi lươn. Hướng tới mô hình nuôi lươn sạch đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất khẩu.
Nghiên cứu nhân giống lươn để đảm bảo nguồn lươn giống, đảm bảo chất lượng, giá thành và năng suất cao. Đảm bảo có đầu mối chuyên trách cung cấp giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi lươn kết nối tiêu thụ sản phẩm.
Tổ chức các mô hình khuyến nông về nuôi lươn không bùn trong bể xi măng và tập huấn hướng dẫn phương pháp nuôi đạt hiệu quả.
Tổ chức kết nối, các hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm lươn đến người tiêu dùng và doanh nghiệp chế biến thực phẩm, cung ứng thịt lươn cho thị trường toàn quốc.
Hỗ trợ thành lập, củng cố hoạt động của các tổ hợp tác, hợp tác xã để hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm cho người nuôi lươn.
Phải nghiên cứu, học tập kinh nghiệm trước khi nuôi, hạn chế thấp nhất những sai phạm về kỹ thuật trong quá trình nuôi lươn. Tham gia các hội nghị, hội thảo, quy trình tập huấn,…để có thông tin, quy trình kỹ thuật nuôi lươn.
Tận dụng cơ hội hiện có về cơ chế, chính sách của Thành phố. Hiện nay có rất nhiều, từ kỹ thuật, hỗ trợ lãi vay, chứng nhận sản phẩm, xúc tiến thương mại,…để có điều kiện hỗ trợ phát triển.
Chất lượng lươn thịt phải đáp ứng nhu cầu của thị trường, như về màu sắc, kích cở, chất lượng an toàn thực phẩm,…đây là yếu tố quyết định đầu ra của sản phẩm.
Tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã để có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, nắm thông tin thị trường, gắn kết với doanh nghiệp, các đơn vị thu mua để kết nối tiêu thụ.
Tuân thủ các quy trình kỹ thuật, các hợp đồng liên kết khi sản xuất – tiêu thị, cần giữ uy tín trong quá trình liên kết tiêu thụ đầu ra, chất lượng, số lượng,…
Ngô Phạm Phương Chi
Đang Hoạt Động : 5
Hôm Nay : 39
Hôm Qua : 190
Số Lượt Truy Cập : 6394