Xây dựng các chuỗi thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và định hướng phát triển - Kỳ 1

Hiện trạng vấn đề an toàn thực phẩm và Hiện trạng xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn trên địa bàn Thành phố

Hiện trạng vấn đề an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố

Trong những năm gần đây, vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề được toàn xã hội quan tâm; những tháng giáp tết, nhu cầu thực phẩm của người dân tăng lên 5-6 lần so với ngày thường. Đây cũng là thời điểm mà các cơ quan quản lý phải đau đầu với bài toán kiểm soát thực phẩm an toàn. Để bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm (ATTP) trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi và Lễ hội Xuân 2015, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã đề ra kế hoạch cụ thể: Giảm 10% số vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán và trong thời gian diễn ra Lễ hội Xuân so với cùng kỳ năm 2014; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành từ Trung ương đến cấp xã, phường bảo đảm số cơ sở được thanh, kiểm tra trên cả nước tăng 10% so với cùng kỳ năm 2014; huy động tối đa các kênh truyền thông phổ biến pháp luật về vệ sinh ATTP cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng đến người dân. Thời gian triển khai kế hoạch từ 15/12/2014 đến hết 30/3/2015 trên phạm vi toàn quốc, bao gồm thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). 

Theo luật ATTP năm 2010 "An toàn thực phẩmlà việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người". Theo đó, chuỗi ATTP là việc đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn ở tất cả các khâu, bắt đầu từ công đoạn cung cấp vật tư nông nghiệp, đến khâu sản xuất, sơ chế, chế biến, đóng gói, kinh doanh, vận chuyển đến tay người tiêu dùng (NTD). Ý thức của người dân nói chung về ATTP được nâng cao, nên việc quản lý ATTP thực hiện ngày càng chặt chẽ, góp phần bảo vệ sức khỏe của NTD. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại những vi phạm nhằm kiếm lợi nhuận khủng từ việc sản xuất – kinh doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh ATTP, với hình thức vi phạm hoạt động ngày càng tinh vi hơn, hòng vượt qua sự kiểm soát của các cơ quan chức năng và NTD. Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận được rằng, mặc dù các vi phạm chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng sản phẩm nông sản thiếu an toàn vẫn trở thành nỗi ám ảnh, nhức nhối tại thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu. Các loại thực phẩm không an toàn có thể len lỏi tồn tại ở hầu hết các khâu trong chuỗi ATTP:

Đầu tiên là ở khâu sản xuất, bao gồm các công đoạn cung cấp vật tư nông nghiệp (giống, phân, thuốc, thức ăn chăn nuôi); làm đất, trồng trọt, xây dựng chuồng trại, chăn nuôi, chăm sóc, bảo quản sau thu hoạch; quan tâm đến các yếu tố liên quan như: môi trường, chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, bao bì, điều kiện làm việc, phúc lợi của người lao động trong nông trại; sơ chế, chế biến, đóng gói, vận chuyển. Các tác nhân tương ứng là: nhà cung ứng vật tư nông nghiệp, chủ cơ sở - trang trại, chủ cơ sở chế biến, đóng gói, vận chuyển. Hiện nay, vấn đề mất ATTP diễn ra ở cả ngành rau củ quả, ngành thịt và thủy sản. Chẳng hạn như với ngành hàng rau củ quả, thuốc phun trên cây rơi xuống và các loại thuốc hóa học, phân bón từ đất được mang vào sản phẩm do tích tụ lâu ngày trong quá trình canh tác, hoặc sử dụng quá liều lượng cho phép; một số cá nhân lạm dụng chất bảo quản để giữ sản phẩm tươi lâu hơn. Với ngành hàng thủy sản, việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm từ ao hồ, sông tự nhiên chưa được xử lí đúng cách vẫn còn khá phổ biến. Với ngành hàng thịt, tình trạng giết mổ trái phép và chưa qua kiểm dịch vẫn tồn tại. Bên cạnh đó, một số nơi còn xuất hiện tình trạng người dân trồng rau ăn riêng, trồng rau để bán riêng.

Thứ hai là khâu kinh doanh: gồm hệ thống siêu thị bán buôn, bán lẻ, cửa hàng, chợ; tác nhân tương ứng là các chủ cơ sở kinh doanh. Thực phẩm đến tay NTD thông qua khâu kinh doanh như chợ, siêu thị, cửa hàng. Trong các điều kiện kinh doanh không đảm bảo vệ sinh thì thực phẩm rất dễ nhiễm bẩn, mầm bệnh từ khói bụi, đất cát, nước rửa, đồ bảo quản, đựng thực phẩm trong quầy hàng, côn trùng và từ người kinh doanh. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa cũng đáng lưu ý đó là một vài người kinh doanh cố tình gian lận thương mại (kinh doanh hàng giả, kém chất lượng, quá hạn) để thu lợi nhuận cao.

Thứ ba là khâu quản lý: bao gồm các cơ quan chức năng quản lý, giám sát bất kì công đoạn nào trong chuỗi ATTP. Theo ông Đỗ Thanh Lam, Phó cục trưởng Cục quản lý thị trường, Bộ Công thương: "Chúng tôi đã lấy hơn 1.100 mẫu ở 5 tỉnh thành là Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Thừa Thiên - Huế và TPHCM và sử dụng phương pháp test nhanh trên 13 tiêu chí. Kết quả là có 14 mẫu (chiếm gần 1,3%) có dương tính với các giới hạn cho phép. Kết quả kiểm tra tồn dư thuốc bảo quản thực vật trong rau quả những năm gần đây cho thấy tỉ lệ trên dưới 2%. Bên y tế cũng triển khai giám sát và cho kết quả dưới 1,9%. Tỉ lệ này tương đồng với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, thậm chí Singapore.Tuy nhiên, so với các nước phát triển như Mỹ, EU, Australia thì mức đó còn cao". Theo kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng, việc không đảm bảo ATVSTP diễn ra ở hầu hết các ngành hàng rau củ quả, thủy sản và thịt các loại. Trong đó, đáng chú ý nhất là những vi phạm trong lĩnh vực thú y: Các hành vi vi phạm chủ yếu tập trung việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không dấu kiểm soát giết mổ, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật lưu thông trong nước.Trong 10tháng đầu năm2013, Chi cục Thú y đã xử phạt 4.037trường hợp, xử lý 6.085 trường hợp (không phạt),tang vật tiêu hủy khoảng 221,7 tấn.

Sau cùng là khâu chế biến tiêu dùng: bao gồm bếp ăn gia đình, nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể (trường học, khu công nghiệp...). Cách bảo quản và chế biến thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẫn đến các vấn đề mất ATVSTP. Thói quen ăn uống không lành mạnh cũng kéo theo những hệ lụy về sức khỏe. 

Để giảm bớt, tiến tới loại bỏ hiện trạng thực phẩm không an toàn vẫn luôn tồn tại như đã trình bày ở trên, việc hình thành chuỗi ATTP thực sự cấp thiết; cụ thể là đảm bảo quy trình ATTP trong từng công đoạn, liên kết tạo thành một chuỗi thực phẩm an toàn, trong đó khâu đầu và khâu cuối được coi là quan trọng nhất. Đây cũng là hướng phát triển bền vững cho các mặt hàng nông sản Việt Nam. 

Hiện trạng xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn trên địa bàn Thành phố

Như đã phân tích ở trên, việc tồn tại thực phẩm không an toàn gây ra những vấn đề về sức khỏe và tâm lí lo lắng trong nhân dân, do đó việc thúc đẩy xây dựng các chuỗi ATTP là xu hướng tất yếu.

Hiện nay, khoảng 80% lượng lương thực, thực phẩm tiêu thụ ở Thành phố được nhập từ các tỉnh lân cận; do đó, công tác đảm bảo an toàn các sản phẩm hàng hóa này hiện nay gặp nhiều khó khăn, bởi phải qua rất nhiều khâu; chỉ có cách quản lý theo chuỗi, giám sát từ nguồn nguyên liệu nuôi trồng, sơ chế, lưu thông... cho đến chế biến, bảo quản mới đảm bảo được chất lượng ATVSTP. Bên cạnh đó, việc xây dựng và quản lý ATTP theo chuỗi cũng đem lại lợi ích thiết thực cho các tác nhân ở hầu hết các khâu:

Thứ nhất là khâu sản xuất: Việc tham gia chuỗi ATTP tạo điều kiệnthuận tiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi cần thiết, đây cũng là cơ sở vững chắc nhằm chủ động giảm giá thành sản phẩm trong các khâu của chuỗi. Chủ cơ sở, trang trại có khả năng kiểm soát và quản lý cơ sở của mình tốt hơn, giúp nâng cao giá trị sản phẩm, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đây là cơ sở vững chắc trong việc xây dựngniềm tin đối với NTD, góp phần đẩy mạnh đầu ra, tiến tới ổn định sản xuất.

Thứ hai là khâu kinh doanh: Việc tham gia chuỗi giúp chủ cơ sởtiết kiệm, dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Uy tín và thương hiệu của công ty ngày càng được nâng cao, sản phẩm ngày càng được NTD nhận diện và tin tưởng. Ngoài ra, các chủ cơ sở kinh doanh còn được hưởng ưu đãi dành cho các đơn vị tham gia cung ứng chuỗi thực phẩm an toàn trên địa bàn Thành phố.

Thứ ba là khâu quản lý: việc áp dụng quản lý sản phẩm theo chuỗi giúp thuận tiện hơn trong việc giám sát, quản lý chất lượng. Cơ quan chức năng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc thực phẩm trong trường hợp có xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm.

Cuối cùng là NTD: việc tham gia vào chuỗi thực phẩm an toàn có thể giúp NTD tự bảo vệ mình với hiệu quả cao nhất.

Đề án "Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc" góp phần đảm bảo ATTP nông lâm thủy sản, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam thông qua đổi mới tổ chức sản xuất và phương thức quản lý ATTP nông lâm thủy sản theo Luật An toàn thực phẩm. Đề án gồm hai giai đoạn chính: giai đoạn 1 (2013 - 2015) Xây dựng mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, giai đoạn 2 (2016-2020) Phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn. TPHCM là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong việc triển khai các chuỗi thực phẩm an toàn, đây cũng là xu thế tất yếu mà các địa phương phải làm.

Trong giai đoạn triển khai xây dựng thí điểm, mô hình chuỗi thực phẩm an toàn được áp dụng với mặt hàng rau quả, thịt và thủy sản. Kết quả là đã hình thành được một số chuỗi thực phẩm an toàn tiêu biểu như: "chuỗi rau muống hạt với 11 cơ sở tham gia, khổ qua 7 cơ sở, bắp cải 6 cơ sở, cà rốt 3 cơ sở, cà chua 9 cơ sở, chuỗi trứng gia cầm 6 cơ sở, chuỗi thịt gà với 3 cơ sở, chuỗi thịt heo 2 cơ sở. Chuỗi sản phẩm cá viên của Công ty cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre; chuỗi cá điêu hồng của Công ty CP Kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn (APT); chuỗi tôm chân trắng tại 3 cơ sở nuôi ở Cần Giờ tiêu thụ tại chợ đầu mối Bình Điền".

(còn tiếp)

Tài liệu tham khảo

1.      Chỉ thị số 26/2014/CT-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2014 về việc tăng cường các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 

2.      Công Phiên "Hình thành nhiều chuỗi thực phẩm an toàn", đăng tải trên website http://www.sggp.org.vn/nongnghiepkt/2014/10/364605/ ngày 21/10/2014. 

3.      Đăng Lãm, Công Phiên "Hình thành nhiều chuỗi thực phẩm an toàn", đăng tải trên website http://www.sggp.org.vn/nongnghiepkt/2014/10/364605/ ngày 21/10/2014.

4.      Đình Nam, "Bảo đảm ATTP: Chọn điểm đột phá để tập trung thực hiện" đăng tải trên website http://baodientu.chinhphu.vn ngày 26/12/2014.

5.      Lê Anh, "Đẩy mạnh triển khai Chuỗi thực phẩm an toàn", đăng tải trên website http://baodientu.chinhphu.vn/ ngày 09/12/2014.

6.      Phạm Quý Hiệp,"Con đường gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm" đăng tải trên website http://baovethucvatcongdong.info ngày 22 tháng 4 năm 2013.

7.      Tấn Thương "Quản lý thực phẩm theo chuỗi: xu hướng tất yếu", đăng trên website http://www.quangngai.gov.vn ngày 20/11/2013.

8.      Uyển Chi "Triển khai mô hình theo Chuỗi thực phẩm an toàn: Khó nhưng phải làm" đăng trên website http://www.sggp.org.vn, thứ hai, 22/12/2014.   

9.      "Công tác quản lý nhà nước về ATTP nông lâm thủy sản 10 tháng đầu năm và kế hoạch 2 tháng cuối năm 2013", http://www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn.

10.    "Đối mặt ẩn họa từ thực phẩm độc", http://m.vietnamnet.vn, ngày 19/12/2014.

11.     "Khi NTD bị khủng hoảng lòng tin", http://m.vietnamnet.vn, ngày 20/12/2014.

ĐTP

 

Tin Tức Liên Quan

Đăng ký nhu cầu tư vấn công nghệ

11-05-2022
Vào ngày 19 và 20 tháng 5 năm 2022, Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ (CESTI, thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức “Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành

Văn Bản Pháp Luật

Đơn Vị Hỗ Trợ

Chợ phiên nông sản an toàn

Đảng Đoàn Thể

Thống Kê

Đang Hoạt Động : 28

Hôm Nay : 68

Hôm Qua : 99

Số Lượt Truy Cập : 9337

Thiết bị thể dục ngoài trời
Thiết bị tập thể dục ngoài trời
Dụng cụ thể dục ngoài trời
Dụng cụ tập thể dục ngoài trời
thiết bị thể thao công viên
thiết bị thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể thao công viên
dụng cụ thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể dục công viên
ghế sắt công viên
dụng cụ thể dục công viên
thể thao công viên
thể dục công viên
dụng cụ thể thao
dụng cụ thể dục
cầu bập bênh cho trẻ
dụng cụ ghế ngồi công viên
dụng cụ the thao công viên giá rẻ
dụng cụ tập thể thao ngoài công viên
thiết bị tập thể thao ngoài công viên