Ngày 6 tháng 10 năm 2022, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đầu tư và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Hiệp Hội thực phẩm Minh Bạch (AFT) cùng sự hỗ trợ, đồng hành của Công ty TNHH Eurofins Sắc Ký Hải Đăng đã tổ chức chương trình tập huấn “Tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng” tại Khách sạn Rex, nhằm mục đích cập nhật thông tin mới nhất về các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế; an toàn vệ sinh thực phẩm và xu hướng tiêu dùng thực phẩm an toàn đối với các Tập đoàn bán lẻ, nhà phân phối lớn hay rộng hơn là các thị trường xuất khẩu tiềm năng trên thế giới như: EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.
Ông Lý Hoàng Hải – Tổng Giám Đốc công ty TNHH Sắc Ký Hải Đăng
Theo Bộ Công Thương, đến nay Việt Nam đã hoàn thành ký kết và thực thi 15 Hiệp định Thương mại tự do (FTA), các FTA đã và đang mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, là cơ hội để Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng kết nối, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khu vực và quốc tế đang có sự biến chuyển, chính sách của các nước lớn cũng thay đổi nhanh chóng, những FTA có hiệu lực đi liền với xu hướng gia tăng hàng rào bảo hộ thương mại phi thuế quan, hàng rào về tiêu chuẩn về kỹ thuật tại nhiều khu vực. Cùng với đó người tiêu dùng ngày càng yêu cầu tiêu chuẩn cao về chất lượng sản phẩm của các nước nhập khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục cập nhật thông tin về các thay đổi tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu nói chung và yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm nói riêng.
Bà Nguyễn Thị Phượng Vĩ – Trưởng phòng Dịch vụ Khách hàng - Công ty TNHH Eurofins Sắc Ký Hải Đăng đã chia sẻ thông tin cũng như cách truy cập, tra cứu dữ liệu trên hệ thống cổng thông tin của các thị trường xuất khẩu tiềm năng về yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, với những nôi dung cụ thể như sau:
1. Với nội dung Quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường và những yêu cầu bắt buộc, mỗi thị trường có những khung quy đinh về vệ sinh, an toàn thực phẩm cũng tương đối khác nhau, nhưng nhìn chung cũng có những yêu cầu, quy định bắt buộc chung như:
- Quy định kỹ thuật ghi nhãn mác, bao bì
- Quy định các thành phần trong sản phẩm như: dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm, tỉ lệ hóa học (nếu có) trong sản phẩm, chất gây dị ứng, thành phần dinh dưỡng,…
- Quy định về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm (thông tin doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, số lô sản phẩm, ngày sản xuất, thời gian sử dụng,thông tin liên hệ…)
- Quy định thông tin về tiêu chuẩn kiểm soát an toàn thực phẩm (ISSO 9001; HACCP; FSSC 22000; BRCGS food safety,…)
Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể tìm hiểu, tham khảo thêm một số quy định chi tiết thông tin về yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm của một số thị trường xuất khẩu tiềm năng trên một số website thông tin của các quốc gia có tiềm năng xuất khẩu tại các link dưới đây:
Khung quy định thị trường Mỹ:
- Đối với quy định thuốc bảo vệ thực vật, truy cập: https://www.ecfr.gov/current/title-40/chapter-I/subchapter-E/part-180
- Đối với chất phụ gia thực phẩm, truy cập: https://www.fda.gov/food/food-additives-petitions/food-additive-status-list.
- Đối với phẩm màu, truy cập: https://www.fda.gov/industry/color-additive-inventories/summary- color-additives-use-united-states-foods-drugs-cosmetics-and- medical-devices#table1A
- Dự luật 65 của California: yeeu cầu thông báo cho người tiêu dùng qua nhãn nếu (các) sản phẩm có chứa các hóa chất được biết là gây ung thư hoặc dị tật bẩm sinh hoặc tác hại sinh sản khác, truy cập:
Khung quy định thị trường EU:
- Quy định (EC) số 396/2005 về cơ sở dữ liệu thuốc trừ sâu của Liên minh Châu Âu, truy cập:
https://ec.europa.eu/food/plants/pesticides/eu-pesticides-database_en
- Quy định bổ sung EU 2022/1370: có hiệu lực 01/01/2023, thay đổi MRL Ochratoxin
Truy cập: https://eurlex.europa.eu/legalcontent/EN/ALL/?uri=celex%3A32006R1881
- Quy định giới hạn vi sinh vật (EC No 2073/2005), truy cập:
https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/ALL/?uri=CELEX%3A32005R2073
- Quy định phụ gia thực phẩm(EC No 1333/2008), truy cập:
https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=CELEX%3A02008R1333-20220720
- Hệ thống hướng dẫn nhãn sản phẩm ( EC No 1169/2011)
Truy cập: https://ec.europa.eu/food/safety/labelling_nutrition/labelling_legislation_en/food_labelling_information_system/start/select- language
- Một số quy định về Tần suất kiểm tra, loại sản phẩm kiểm tra và chỉ tiêu kiểm tra để cấp Healthy Certificate ( EU No 2019/1793)
Truy cập: https://eur-lex.europa.eu/legal-content/en/TXT/?uri=CELEX:32019R1793
Khung quy định thị trường Hàn Quốc
- Quy định về an toàn thực phẩm và thuốc, truy cập: https://www.mfds.go.kr/eng/index.do
Khung quy định thị trường Nhật Bản
Một số thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn đối với thực phẩm và phụ gia thực phẩm:
- Tiêu chuẩn chung thực phẩm: quy định an toàn vệ sinh thực phẩm
- Sữa và sản phẩm sữa
- Phụ gia thực phẩm, phẩm màu
- Bao bì thực vật
Truy cập: https://www.jetro.go.jp/ext_images/en/reports/regulations/pdf/foodext2010e.pdf
Hệ thống hướng dẫn dán nhãn các chất gây dị ứng có trong sản phẩm, truy cập:
https://www.japaneselawtranslation.go.jp/en/laws/view/3649/en
- Quy định về chất phụ gia trong sản phẩm, truy cập: https://www.ffcr.or.jp/en/tenka/index.html
Khung quy định thị trường Trung Quốc
Quy định mới của Trung Quốc năm 2022 có 2 Lệnh mà các doanh nghiệp xuất khẩu cần quan tâm lưu ý:
- Lệnh 248: Quy định về quản lý đăng kí Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Nội dung cơ bản Lệnh 248
- Lệnh 249: Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu của Công hòa Nhân dân Trung Hoa
Nội dung cơ bản Lệnh 249
Ngoài ra, doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cần phải có Bản cam kết doanh nghiệp và phải đáp ứng một số quy định vệ sinh an toàn thực phẩm chính tại thị trường Trung Quốc.
2. Với dư lượng các hoạt chất trong thực phẩm được thế giới quan tâm hiện nay, có 5 loại mà các thị trường xuất khẩu tiềm năng đang đặc biệt quan tâm:
- PAHs - Polycyclic Aromatic Hydrocarbons
- Ethyleneoxide
- Acrylamide
- MOH - MINERAL OILHYDROCARBON
- Covid 19
Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có những qui định riêng về tỉ lệ cho phép hoặc không cho phép dư lượng 5 hoạt chất trên trong thành phần sản phẩm cũng rất khác nhau, ví dụ như: đối với hoạt chất Acrylamide thì FDA của Mỹ lại không đưa ra mức khuyến nghị tối đa cho acrylamide, mà chỉ đưa ra hướng dẫn “Guidance for industry Acrylamide in foods”. Còn đối với EU, họ quy định thiết lập các biện pháp giảm thiểu và mức giá trị chuẩn (Benchmark level – BML) để giảm sự hiện diện của Arcylamide trong thực phẩm (EU 2158/2017)
3. Rào cản trong phương pháp kiểm nghiệm, giải pháp giảm thiểu rủi ro và khi có vấn đề xảy ra
Để doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro, vượt qua được rào cản trong các phương pháp kiểm nghiệm của thị trường quốc tế cũng như giải pháp cho các vấn đề khi có sự cố xảy ra, các doanh nghiệp cần phải nắm vững và chính xác những nội dung thiết yếu:
- Danh mục kiểm soát.
- Cách thức đánh giá và ngưỡng kiểm soát
- Phương pháp kiểm nghiệm
- Khắc phục và xử lý
Bà Nguyễn Thị Phượng Vĩ – Trưởng phòng Dịch vụ Khách hàng – Công ty TNHH Sắc Ký Hải Đăng
Những thông tin này sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong ngành chế biến lương thực, thực phẩm từng bước chuyển sang phát triển theo chiều sâu, nhiều sản phẩm có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Đỗ Thị Nhàn
Đang Hoạt Động : 20
Hôm Nay : 51
Hôm Qua : 65
Số Lượt Truy Cập : 7321