Chọn xuất khẩu gạo hay xuất khẩu trái cây cho tương lai Việt Nam?

Báo cáo mới được công bố của Tổng cục Hải quan cho thấy, lần đầu tiên, kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam vượt qua kim ngạch xuất khẩu gạo trong 7 tháng đầu năm nay.

Báo cáo cho biết Việt Nam kiếm được 1,35 tỷ USD từ xuất khẩu trái cây, nhưng chỉ thu được 1,32 tỷ USD từ xuất khẩu gạo.

Con số này, trong mắt của các nhà phân tích, có thể là một cú sốc đối với Việt Nam, luôn tự hào là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Để bảo vệ danh hiệu nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, Việt Nam đã đầu tư nhiều vào các vùng trồng lúa, lực lượng lao động và vốn đầu tư vượt xa vốn đầu tư sản xuất trái cây.

Sản xuất trái cây, một lĩnh vực mới nổi lên trong vài năm qua, đã nhanh chóng bỏ xa sản lượng lúa gạo, đã và đang nhận được nhiều ưu đãi trong một thời gian dài.

Một nhà phân tích nhận xét về nguyên tắc cơ bản, không một ai sẽ đầu tư nhiều vào lĩnh vực sản xuất nào mang lại ít lợi nhuận. Ông nói rằng bây giờ là thời điểm thích hợp để Việt Nam “nhìn thẳng vào sự việc” và nhận ra “sự rủi ro của ngành lúa gạo Việt Nam”.

Nguyễn Quốc Vọng, một chuyên gia nông nghiệp, nói với tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn rằng dự đoán được ưu thế xuất khẩu trái cây tốt hơn xuất khẩu gạo. Nhà phân tích nói rằng, trong khi xuất khẩu gạo trong những tháng đầu năm là không đạt yêu cầu vì hạn hán nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long và giảm giá trên thị trường thế giới, điều đó không thể tránh khỏi.

Xuất khẩu trái cây đã và đang tăng trưởng ổn định trong vài năm qua. Trong năm 2012, kim ngạch xuất khẩu trái cây chỉ đạt 770 triệu USD. Trong khi đó, năm 2013, con số này tăng lên 1,04 tỷ USD, đến năm 2014 là 1,47 tỷ USD và 2,2 tỷ USD năm 2015.

Chỉ trong vòng bốn năm, từ năm 2012 đến năm 2015, giá trị xuất khẩu trái cây của Việt Nam đã tăng gấp ba lần. Trong khi đó, giá trị xuất khẩu gạo đã không tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, khoảng 2,7-2,8 tỷ USD một năm.

Nhà phân tích nói rằng tại sao Việt Nam không nghĩ đến việc đẩy mạnh xuất khẩu trái cây thay vì gạo nếu thị trường trái cây của thế giới là rộng lớn hơn?

Ông trích dẫn một báo cáo của FAO cho biết năm 2010, thị trường gạo thế giới với trị giá 17 tỷ USD, trong khi tổng trị giá thị trường trái cây là 97 tỷ USD.

Nếu xem xét tổng nhu cầu các loại loại trái cây và rau quả tươi khác nhau, và các sản phẩm rau quả và trái cây đóng hộp, sản phẩm khô và đông lạnh, thì con số này là 203 tỷ USD trong năm 2014, và sẽ là 320 tỷ USD vào năm 2020, theo một báo cáo nghiên cứu Zion.

(theo Rice Online – TL, ITPC)

(http://www.riceonline.com/news/v/19123)

Tin Tức Liên Quan

Việt Nam: Xuất khẩu đến Hoa Kỳ tăng mạnh

04-01-2017
Hoa Kỳ dẫn đầu danh sách các quốc gia hàng đầu nhập khẩu các sản phẩm chính của Việt Nam, như hàng dệt may, giày dép, máy móc, thiết bị và phụ tùng, hàng thủy hải sản, cũng như sản phẩm gỗ.

Xuất khẩu nông nghiệp tăng 1,2%

04-01-2017
Việt Nam xuất khẩu nông nghiệp tăng 1,2% sau 1 năm có nhiều bất lợi về thời tiết và vụ tràn chất độc ảnh hưởng tới sản xuất trong các nông trại trên cả nước. Theo ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ N

Công ty Hồng Kông xây nhà máy may tại Việt Nam

01-01-2017
Công ty Việt Nam Hop Lun, một công ty con của công ty hàng dệt may trụ sở tại Hồng Kông đã khởi công một cơ sở sản xuất hàng may mặc tại Vĩnh Phúc. Nhà máy khi đi vào sản xuất sẽ có thể cần đến 2.500

Văn Bản Pháp Luật

Đơn Vị Hỗ Trợ

Chợ phiên nông sản an toàn

Đảng Đoàn Thể

Thống Kê

Đang Hoạt Động : 4

Hôm Nay : 16

Hôm Qua : 34

Số Lượt Truy Cập : 4314

Thiết bị thể dục ngoài trời
Thiết bị tập thể dục ngoài trời
Dụng cụ thể dục ngoài trời
Dụng cụ tập thể dục ngoài trời
thiết bị thể thao công viên
thiết bị thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể thao công viên
dụng cụ thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể dục công viên
ghế sắt công viên
dụng cụ thể dục công viên
thể thao công viên
thể dục công viên
dụng cụ thể thao
dụng cụ thể dục
cầu bập bênh cho trẻ
dụng cụ ghế ngồi công viên
dụng cụ the thao công viên giá rẻ
dụng cụ tập thể thao ngoài công viên
thiết bị tập thể thao ngoài công viên