Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ 1/8/2020, đã mở ra nhiều cơ hội cho nhiều mặt hàng nông sản, trong đó có gạo. Theo đó, đã có 9 giống gạo thơm được hưởng hạn ngạch về thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu với sản lượng xuất khẩu 80.000 tấn/năm.
Để hướng dẫn chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/2020/NĐ-CP ngày 4 tháng 9 năm 2020 với một số điểm chính sau:
1. Điều kiện chủng loại gạo thơm được chứng nhận
- Gạo thơm được sản xuất từ giống lúa thơm có chất lượng hạt giống phù hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia; có thông tin rõ ràng về diện tích, địa điểm trồng;
- Lô ruộng lúa thơm được kiểm tra đảm bảo độ thuần giống (% số cây) không nhỏ hơn 95%;
2. Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận, chứng nhận lại, hủy bỏ Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm là Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Hồ sơ đề nghị chứng nhận
- Đơn đề nghị chứng nhận, chứng nhận lại chủng loại gạo thơm;
- Mẫu Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm;
- Bản chính (hoặc bản sao có chứng thực) Biên bản kiểm tra lô ruộng lúa thơm;
- Văn bản thỏa thuận chuyển giao Biên bản kiểm tra lô ruộng lúa thơm (chỉ dành cho trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận không đứng tên trong Biên bản kiểm tra lô ruộng lúa thơm).
4. Trình tự chứng nhận
- Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đến Cục Trồng trọt;
- Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định và chứng nhận ; trường hợp không chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Danh sách chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu được hưởng miễn thuế nhập khẩu theo hạng ngạch gồm: (1) Jasmine 85 ; (2) ST 5 ; (3) ST 20 ; (4) Nàng Hoa 9 ; (5) VĐ 20 ; (6) RVT ; (7) OM 4900 ; (8) OM 5451 ; (9) Tài nguyên Chợ Đào
Theo ông Nguyễn Văn Vương; Trưởng phòng Cây Lương thực – Thực phẩm, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thông tin tại “Hội thảo quốc tế về các quy định đối với xuất khẩu gạo vào thị trường Liên minh châu Âu” tổ chức ngày 4 tháng 11 năm 2020 ở Thành phố Hồ Chính Minh; danh sách chủng loại gạo sẽ được điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Để có cơ sở điều chỉnh, Ông Vương khuyến nghị các doanh nghiệp, Hiệp hội nên có văn bản gởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đồng thời gởi cho Cục Trồng trọt) đề xuất bổ sung thêm chủng loại mới vào danh sách nêu trên.
Tọa đàm tại “Hội thảo quốc tế về các quy định đối với xuất khẩu gạo vào thị trường Liên minh châu Âu”
Doanh nghiệp xem thêm quy định chi tiết tại Nghị Định số 103/2020/NĐ-CP ngày 4 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ Quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu.
NTTH
Đang Hoạt Động : 9
Hôm Nay : 19
Hôm Qua : 60
Số Lượt Truy Cập : 600