Hội nghị phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam

      Ngày 29/09/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội nghị “Phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam”tại Thành phố Hồ Chí Minh.

      Với mục tiêu chia sẻ định hướng về phát triển thanh long Việt Nam và thúc đẩy sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm thanh long “xanh” một cách bền vững, Hội nghị thảo luận về các giải pháp và cơ chế phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu cho các sản phẩm từ cây thanh long. Từ đó, tạo tiền đề thúc đẩy liên kết chuỗi giữa người sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ sở chế biến, xuất khẩu theo hướng các bon thấp, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

      Chủ trì buổi Hội nghị gồm các thành viên: ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN và PTNT; ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế và Ông Patrick Haverman, Phó Trưởng đại diện Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cùng với sự góp mặt của ông Vũ Tấn Phương, chuyên gia cao cấp UDNP; ông Trần Đại Nghĩa, Trưởng Bộ môn kinh tế tài nguyên môi trường, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (CSCLPTNNNT); bà Trần Thanh Bình, Trưởng phòng phòng Xuất nhập khẩu hàng Nông lâm thủy sản, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương; ông Nguyễn Quốc Mạnh, Trưởng phòng Cây ăn quả và Cây công nghiệp, Cục Trồng trọt; cùng với sự có mặt của đại diện các đơn vị thuộc Sở NN và PTNN Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Thuận, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Trà Vinh…và các Doanh nghiệp, Hiệp hội, Hợp tác xã các tỉnh thành trong nước.

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng, Bộ NN và PTNT phát biểu tại Hội nghị

      Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN và PTNT đặt vấn đề và chỉ đạo phát triển diện tích “xanh” gắn với phát triển kinh tế bền vững của Ngành Nông nghiệp, đây cũng là vấn đề được Trung ương rất quan tâm vì liên quan đến an ninh lương thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm. Theo Thứ trưởng, Thanh long là một trong những mặt hàng chủ lực của Việt Nam, do đó cần phải nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu, tạo ra sự phát triển bền vững và giảm sự phát thải các bon. Ông nhấn mạnh tổ chức được chuỗi sản xuất là tính tất yếu để thanh long vẫn đạt chuẩn, đạt chất lượng nhưng phải mang lại giá trị cao. Ông đề cao vai trò của từng thành phần tham gia liên kết, kết nối chuỗi cung ứng thị trường. Ngoài vấn đề cơ bản ở trên, ông còn nêu lên thương mại hóa thanh long toàn cầu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tăng trưởng thanh long trong tương lai, áp dụng quy trình sản xuất, tiến bộ khoa học kỹ thuật là điều cần phải làm để góp phần xây dựng nội dung phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam.

      Tại hội nghị, Ông Nguyễn Quốc Mạnh, Trưởng phòng Cây ăn quả và Cây công nghiệp, Cục trồng trọt trình bày tham luận “Hiện trạng và định hướng sản xuất thanh long hướng tới sản xuất xanh, bền vững”.

      Bài tham luận “Định hướng thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trong nước cho sản phẩm thanh long” do Bà Trần Thanh Bình, Trưởng phòng  phòng Xuất nhập khẩu hàng Nông lâm thủy sản, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cũng được trình bày tại Hội nghị chia sẻ thông tin về tình hình tiêu thụ, xuất khẩu thanh long, phân tích nguyên nhân giảm, thuận lợi, khó khăn đối với việc tiêu thụ, xuất khẩu Thanh long.

Bà Trần Thanh Bình, Trưởng phòng, Phòng Xuất nhập khẩu hàng Nông lâm thủy sản, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương trình bày tham luận tại Hội nghị.

      Trong buổi Hội nghị, ông Vũ Tấn Phương, chuyên gia cao cấp UNDP cũng trình bày bài tham luận “Phát triển chuỗi sản xuất thanh long: Dấu chân các bon và chuyển đổi số”. Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, Ông Trần Đại Nghĩa, Trưởng Bộ môn kinh tế tài nguyên môi trường, Viện CSCLPTNNNT trình bày tham luận “Đề xuất phát triển thanh long theo hướng xanh, bền vững”. Ông Nghĩa cũng trình bày quan điểm chuyển đổi, mục tiêu chuyển đổi chuỗi thanh long các bon thấp, huy động tài chính cho chuyển đổi “xanh” ngành hàng thanh long. Những đề xuất và khuyến nghị của ông rất có ích và bắt kịp xu hướng thị trường để giúp cho thanh long Việt Nam vươn ra toàn cầu, phát triển theo hướng xanh và bền vững.

Ông Trần Đại Nghĩa, Trưởng Bộ môn kinh tế tài nguyên môi trường, Viện CSCLPTNNNT trình bày tham luận tại Hội nghị

      Các đại biểu, đại diện Hiệp hội, Doanh nghiệp, các Hợp tác xã cũng đưa ra một số ý kiến và trình bày quan điểm, nêu lên khó khăn, mong muốn trong sản xuất thanh long. Các Doanh nghiệp giới thiệu về các sản phẩm thanh long đang kinh doanh trên thị trường trong nước và xuất khẩu (tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, tiêu chất về chất lượng, mẫu mã, quy cách, số lượng…).

      Qua sự trao đổi, thảo luận giữa các Doanh nghiệp và các HTX sản xuất thanh long, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN và PTNT đã phát biểu tổng kết lại những nội dung chính và chỉ đạo: tiếp tục hỗ trợ mô hình sản xuất hoàn chỉnh để giảm phát thải khí thải đáp ứng yêu cầu của Liên Hợp Quốc; cần phải có cơ chế, chính sách con đường phát triển, nâng cao mô hình, nâng cao chất lượng. Ông nhấn mạnh không sợ hãi trước cạnh tranh, khó khăn, thử thách, phải biết khắc phục khó khăn để tiếp tục phát triển. Ông nêu lên quan điểm của Bộ NN và PTNT là ổn định sản lượng thanh long, không tăng diện tích, áp dụng các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, xây dựng thương hiệu, đảm bảo yêu cầu của Liên Hợp Quốc, đảm bảo giảm lượng phát thải nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, chất lượng và gia tăng giá trị. Ngoài ra Ông yêu cầu cần tổ chức lại sản xuất, gắn liên kết HTX, liên kết Doanh nghiệp, hướng dẫn nông dân thông qua HTX, nâng cao nhận thức tư duy cho người dân, xây dựng chuỗi quốc tế, hình thành tư duy cho HTX về tín dụng xanh. Ông cũng nhấn mạnh thêm tập trung xây dựng chuỗi phát triển thanh long bền vững của ba tỉnh có diện tích trồng thanh long lớn nhất Việt Nam là tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang.

Các sản phẩm thanh long được trưng bày tại Hội nghị

      Qua Hội nghị, phần nào đã có những thông tin hữu ích, tổng quan hơn cho các Ban, ngành, cơ quan quản lý Nhà nước về ngành Nông nghiệp, các đơn vị đại diện Doanh nghiệp, nông dân. Từ đó có những giải pháp, chiến lược phù hợp thị hiếu thị trường, tạo cơ hội thúc đẩy xuất khẩu về ngành hàng thanh long để đưa thanh long Việt Nam ra toàn cầu, phát triển theo hướng xanh, bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu.

Hậu Nguyễn

Tin Tức Liên Quan

Chương trình Tháng tìm hiểu Việt Nam trong TPP

21-03-2016
Nhằm cung cấp 1 bức tranh mang tính toàn diện về những tác động của TPP đến các ngành: dệt may, thủy sản, chăn nuôi được xem là những ngành mà Việt Nam sẽ chịu tác động lớn khi hiệp định TPP có hiệu l

Hội nghị Tham tán Thương mại năm 2016

04-02-2016
Nhằm đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại và tăng cường thúc đẩy xuất khẩu sau khi Việt Nam kết thúc đàm phán các Hiệp định thương mại với đối tác như: TPP, Việt Nam – EU, Việt Nam – Liên minh Kin

Ngành chăn nuôi với hương vị gió mùa

09-07-2015
Tuần qua, tại hội thảo "Phát triển chăn nuôi bền vững, chủ động hội nhập cộng đồng ASEAN (AEC) và TPP" do Tổng hội Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức ở TPHCM, ông Hồ

Văn Bản Pháp Luật

Đơn Vị Hỗ Trợ

Chợ phiên nông sản an toàn

Đảng Đoàn Thể

Thống Kê

Đang Hoạt Động : 100

Hôm Nay : 168

Hôm Qua : 103

Số Lượt Truy Cập : 6333

Thiết bị thể dục ngoài trời
Thiết bị tập thể dục ngoài trời
Dụng cụ thể dục ngoài trời
Dụng cụ tập thể dục ngoài trời
thiết bị thể thao công viên
thiết bị thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể thao công viên
dụng cụ thể thao công viên giá rẻ
dụng cụ thể dục công viên
ghế sắt công viên
dụng cụ thể dục công viên
thể thao công viên
thể dục công viên
dụng cụ thể thao
dụng cụ thể dục
cầu bập bênh cho trẻ
dụng cụ ghế ngồi công viên
dụng cụ the thao công viên giá rẻ
dụng cụ tập thể thao ngoài công viên
thiết bị tập thể thao ngoài công viên